Kế hoạch quốc gia phòng chống mù loà và chăm sóc mắt ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 

Ngày 11/9/2009 Bộ trưởng Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng chống mù loà (PCML) và chăm sóc mắt giai đoạn 2010 – 2013 theo quyết định số 4322/QĐ-BYT.

Phấn đấu vì mục tiêu "Thị giác 2020: Quyền được nhìn thấy"

Ngày 11/9/2009 Bộ trưởng Bộ  Y tế đã chính thức phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng chống mù loà (PCML) và chăm sóc mắt giai đoạn 2010 – 2013 theo quyết định số 4322/QĐ-BYT. Ban chỉ đạo Quốc gia PCML  kỳ vọng Kế hoạch này sẽ là “đòn bẩy” chiến lược, tạo “nền” để Việt Nam thúc đẩy công tác PCML ở quy mô sâu rộng hơn, toàn diện hơn, huy động các nguồn lực xã hội, thu hút sự tham gia của các cấp, các ngành và tầng lớp nhân dân.

VNIO.VN xin đăng tải toàn văn Kế hoạch này để bạn đọc tham khảo, quan tâm, chung sức cùng ngành Mắt Việt Nam phấn đấu vì  mục tiêu chung: “Thị giác 2020” kiểm soát các bệnh gây mù có thể phòng tránh được vào năm 2020, góp phần giảm bớt tỷ lệ mù loà, nâng cao chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khoẻ nhân dân:

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Tình hình mù loà và các nguyên nhân gây mù chính ở Việt Nam hiện nay:

Năm 2007, được sự giúp đỡ của Tổ chức Attlantic, một cuộc điều tra dịch tễ học trên diện rộng ở 16 tỉnh thành cả nước được tiến hành đã cho thấy tỷ lệ mù loà ở Việt nam đã giảm xuống so với năm 2002 (từ 4,7% xuống 3,1% ở người từ 50 tuổi trở lên) được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1:  Tỷ lệ mù loà và thị lực thấp ở nước ta hiện nay:

Năm

Nguồn số liệu

(điều tra)

Cơ mẫu điều tra

Tỷ lệ mù 2 mắt trong dân số

Tỷ lệ thị lực thấp

2 mắt

Dân số (người từ 50 tuổi lên)

Số mù  hiện nay

(nghìn)

Số TL thấp hiện nay

(nghìn)

2002

RACSS

13.896

4,7%

(từ 50 tuổi trở lên)

21,27%

(từ 50 tuổi trở lên)

11.046

519

2.350

2007

RAAB

28.033

3,1%

(từ 50 tuổi trở lên)

13,6%

(từ 50 tuổi trở lên)

12.286

381

1.671

Các nguyên nhân gây mù chính hiện nay qua điều tra cho thấy vẫn là đục thể thủy tinh (chiếm 66,1%), bệnh glôcôm (6,5%), tật khúc xạ (2,5%) và bệnh mắt hột (1,7% tổng số người mù). Hiện nay ước tính có khoảng 380.800 người mù 2 mắt, trong đó có 251.700 người mù do đục thể thủy tinh, 24.800 người mù do bệnh glôcôm và 6500 người mù do bệnh mắt hột, ngoài ra có hàng trăm nghìn người mù và giảm thị lực do tật khúc xạ chưa được chỉnh và cấp kính.

Số lượng và chất lượng cán bộ chăm sóc mắt hiện nay:

Hiện nay cả nước có khoảng 1.083 bác sỹ nhãn khoa, trong đó chỉ có 555 người có thể mổ được đục thể thủy tinh chiếm tỷ lệ 13 người/1triệu dân, và 1208 y sỹ, y tá nhãn khoa trong cả nước chiếm tỷ lệ 14,5 người/1triệu dân. Như vậy là còn ít so với nhu cầu. Mặt khác số cán bộ này lại phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở thành phố và đồng bằng, còn ở miền núi và Tây nguyên lại rất thiếu như ở Đắc Nông, Lai Châu, Điện Biên, Bình Phước. Hiện còn tới 8 tỉnh như Bến tre, Long An, Đồng Nai, Đồng Tháp, Hậu Giang, Tây Ninh, Khánh Hoà, Quảng Nam chưa thành lập Trung tâm Mắt hoặc Trung tâm PCBXH là đơn vị chăm sóc mắt cho dân ở cộng đồng. Nhiều tỉnh chưa có đủ số bác sỹ và phẫu thuật viên nhãn khoa và điều dưỡng nhãn khoa, đặc biệt tại cáctỉnh miền núi và Tây Nguyên. Tại tuyến huyện, hiện chỉ có 211 huyện thị có y tá/bác sỹ chuyên khoa (CK) mắt (chiếm 1,6%) làm việc trong tổng số 668 huyện cả nước. Rất nhiều huyện còn trống không có một bác sỹ hoặc y sỹ, y tá chuyên khoa Mắt để chăm sóc mắt cho nhân dân. Tuyến trung ương, đặc biệt là 2 bệnh viện lớn bệnh viện mắt TW và bệnh viện mắt TP Hồ Chí Minh là 2 trung tâm đào tạo lớn của cả nước, có khả năng hỗ trợ tuyến dưới về đào tạo cán bộ và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến trong nhãn khoa cho các địa phương. Đặc biệt theo đề án 1816 của Bộ Y tế, 2 trung tâm lớn này hàng năm sẽ cử rất nhiều cán bộ kỹ thuật đi hỗ trợ cho những nơi còn yếu kém về mặt kỹ thuật. Hệ thống CSMBĐ ở tuyến xã còn yếu kém do mới đào tạo được mỗi xã 1-2 cán bộ y tế về CSMBĐ để lồng ghép vào CSSKBĐ ở 317 huyện (chiếm 47,45%) trong cả nước. Như vậy nhu cầu được đào tạo thêm cho tất cả các tuyến, đặc biệt là số cán bộ chuyên khoa mắt cho tuyến huyện là rất lớn và rất cấp bách.

SỰ CẦN THIẾT CỦA KẾ HOẠCH TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Hiện nay, mù loà là một vấn đề sức khoẻ quan trọng. Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Quốc tế về Phòng chống mù loà (IAPB) đã đưa ra sáng kiến toàn cầu “Thị giác 2020: Quyền được nhìn thấy” nhằm khuyến cáo và huy động tất cả các nguồn lực và cố gắng của Quốc tế và Chính phủ các nước để đạt mục tiêu thanh toán mù loà có thể phòng tránh được vào năm 2020.

Trong những năm qua, được sự chỉ đạo và giúp đỡ kinh phí của Bộ Y tế, sự quan tâm ủng hộ của các cấp các ngành trong toàn quốc, với sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của các tổ chức Quốc tế, công tác phòng chống mù loà ở nước ta đã và đang ngày càng phát triển và thu được nhiều kết quả tốt. Số mổ đục thể thuỷ tinh mỗi năm trong cả nước đã tăng nhanh từ 10.000 ca (1986) đến 123.178 ca (năm 2008). Tuy nhiên, đục thể thuỷ tinh vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà ở nư­ớc ta, ư­ớc tính số ng­ười mù 2 mắt do đục thể thuỷ tinh là 251.700 người, nếu tính cả số người mù 1 mắt do đục thể thủy tinh thì có tới 1.130.514 mắt đang chờ được mổ. Đó là chưa kể số mắc mới hàng năm gây mù 2 mắt là 84.000 ca (khoảng 10/00dân số) và gây mù một mắt là 84.000 ca nữa. Đây là một thách thức lớn đối với cả nư­ớc. Tuy nhiên, loại mù này có thể dễ dàng chữa sáng được chỉ với một phẫu thuật đơn giản, giá thành không cao và có thể tiến hành ở mọi nơi.

Bên cạnh đó, bệnh mắt hột hiện chỉ còn tồn tại rải rác ở một số nơi, chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và một số tỉnh miền núi và trung du phía Bắc. Để có thể thanh toán bệnh mắt hột gây mù theo khuyến cáo của WHO thì phải giảm tỷ lệ mắt hột hoạt tính (TF + TI) xuống dưới 5%, tỷ lệ quặm dưới 0,1%, tỷ lệ sẹo giác mạc gây mù CO d­ưới 0,01%. Đây thực sự là một thách thức lớn, vì số l­ượng bệnh nhân quặm còn tồn đọng rất nhiều, có tới 416.300 mắt bị quặm (có từ 4 lông xiêu trở lên chọc vào nhãn cầu) cần mổ. Nếu chỉ giải quyết cho khoảng 80% số bệnh nhân còn đủ sức khoẻ để mổ, thì còn tới 291.000 ca quặm, đó là chưa kể số mắc mới và số quặm có từ 3 lông trở xuống! Để ngăn ngừa mù loà do mắt hột cần phải mổ quặm, tuy giá chỉ 200-250 nghìn đồng/ca mổ nhưng nhiều bệnh nhân nghèo không có tiền mổ.

Một nguyên nhân lớn gây mù loà nữa là tật khúc xạ đang ngày càng phổ biến, với tỷ lệ mắc khoảng 10-15% ở học sinh nông thôn, 20-35% ở thành phố. Nếu chỉ tính riêng nhóm trẻ từ 6 đến 15 tuổi (lứa tuổi cần ưu tiên được chỉnh kính) cả nước có khoảng 14.207.000 em, với tỷ lệ mắc tật khúc xạ ước tính là 15-20% thì ở nước ta đã có tới 2.131.000 – 2.841.400 em bị tật khúc xạ cần đeo kính! Đó thực sự là một số lượng khổng lồ, một thách thức lớn đối với ngành y tế và toàn xã hội. Tuy nhiên, việc khám và cấp kính cho trẻ em mắc tật khúc xạ (cận ,viễn, loạn thị) lại là một trong những biện pháp can thiệp rẻ tiền và có hiệu quả nhất để giảm tỷ lệ mù loà. Ngoài ra, một số vấn đề khác như khiếm thị, bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non, bệnh võng mạc do tiểu đường và cao huyết áp ở người lớn… cũng đang dần trở thành những thách thức mới.

Để từng bước đạt được mục tiêu “Thị giác 2020” tức là kiểm soát được các căn bệnh gây mù có thể phòng tránh được vào năm 2020, góp phần giảm bớt tỷ lệ mù loà, nâng cao chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khoẻ cho nhân dân theo tinh thần nghị quyết 46 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, ta cần phải có một chiến lược điều hành thống nhất, một kế hoạch hành động cụ thể được áp dụng thống nhất và đồng bộ trên toàn quốc.

CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

Kế hoạch phòng chống mù loà và chăm sóc mắt nhằm h­ướng tới mục tiêu “Thị giác 2020” đ­ược xây dựng dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật sau:

-  Văn bản cam kết của Bộ tr­ưởng Y tế nư­ớc Cộng hoà XHCN Việt Nam ký với Tổ chức Y tế thế giới ngày 5 tháng 3 năm 2000 tại Hà Nội.

-  Nghị quyết 46 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ­ương Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới.

-  Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg Ch­ương trình hành động của Chính phủ và quyết định số 153/2006/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể Y tế Việt Nam đến 2010.

- Nghị quyết 56.26 ngày 28/5/2003 và Nghị quyết số 59.25 ngày 27/5/2006 của Tỏ chức Y tế thế giới (YTTG) về phòng chống mù loà và tổn thư­ơng thị lực có thể phòng tránh đư­ợc

-  Quyết định số 4824/QĐ-BYT ngày 28/11/2007 của Bộ trư­ởng Bộ Y tế về việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống mù loà.

4. MỤC TIÊU, CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH  CỦA KẾ HOẠCH :

4.1. Mục tiêu chung: phấn đấu đạt được mục tiêu “Thị giác 2020” kiểm soát các căn bệnh gây mù có thể phòng tránh được vào năm 2020, góp phần giảm bớt tỷ lệ mù loà, nâng cao chất lượng cuộc sống và tình trạng sức khỏe nhân dân.

4.2. Mục tiêu cụ thể:

4.2.1.  Xây dựng và kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống mù loà cấp trung ương và cấp tỉnh nhằm điều phối và chỉ đạo hoạt động phòng chống mù loà và tạo điều kiện huy động nguồn lực triển khai thực hiện công tác phòng chống mù loà;

4.2.2.  Kiểm soát được các bệnh gây mù phòng chữa được: đục thể thủy tinh, mắt hột, khô mắt thiếu vitamin A  trẻ em, tật khúc xạ trẻ em vào năm 2020

4.2.3.  Đào tạo đủ nhân lực cho hệ thống chăm sóc mắt ở các tuyến, đặc biệt các lĩnh vực chuyên sâu cho tuyến tỉnh như phẫu thuật viên mổ đục thể thuỷ tinh, điều trị glôcôm và bệnh võng mạc tiểu đường, chuyên khoa mắt trẻ em, bệnh kết giác mạc.

4.2.4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chăm sóc mắt tất cả các tuyến, cung cấp đủ các trang thiết bị chăm sóc mắt thiết yếu cho tuyến tỉnh và từng bước cho tuyến huyện.

4.2.5. Từng bước phát triển kỹ thuật cao, dịch vụ chuyên khoa sâu như dịch kính võng mạc, chăm sóc tật khúc xạ và mắt trẻ em, ghép giác mạc, bệnh võng mạc tiểu đường.

4.3.  Các chính sách quốc gia:

4.3.1. Kiểm soát bệnh đục TTT gây mù:

Chỉ tiêu: Phẫu thuật đục thể thủy tinh đạt tỷ lệ ít nhất 2000 ca/1 triệu dân đến 3000 ca/1 triệu dân ( khoảng 170.000 ca  - 250.000 ca) vào năm 2013, tăng dần lên 300.000 ca vào năm 2020.

Chính sách:

Nhà nước hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo và cận nghèo ( khoảng 10% số ca), mỗi năm hỗ trợ 17.000 ca mổ thông qua BHYT người nghèo. BHYT thanh toán chi phí mổ và tiền nhân cứng giá trung bình cho bệnh nhân có BHYT được mổ ở bất cứ cơ sở y tế nào (khoảng 20% số ca nữa, ước tính 35.000 ca/năm ).

-  Có chính sách khuyến khích người dân mua BHYT tự nguyện để có tiền chi trả.

- Ban Chỉ đạo Quốc gia PCML vận động các tổ chức NGO’s quốc tế và trong nước có kế hoạch hỗ trợ khoảng 30.000 ca/năm

- UBND và Sở Y tế các tỉnh có chính sách cho phép và khuyến khích các đơn vị CSM tuyến trung ương và tuyến tỉnh thu đúng thu đủ số tiền cần thiết cho chi phí mỗi ca mổ đối với các trường hợp có thể tự chi trả để có thêm tiền mua sắm các trang thiết bị cần thiết mà không cần sự đầu tư thêm nhiều của Nhà nước.

- Tiếp tục đưa dịch vụ mổ  đục thể thủy tinh tiếp cận đến người bệnh, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Để tạo điều kiện, mỗi tỉnh cần đầu tư 01 xe ô tô cho các đội phẫu lưu động.

Phối hợp với Bộ Văn hoá Thông tin tuyên truyền để có kế hoạch định kỳ phát thanh, phát hình nhằm nâng cao sự nhận biết của người dân và cộng đồng về các loại mù loà có thể phòng tránh được (đục thể thủy tinh, quặm, glôcôm, tật khúc xạ…) nhằm huy động sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của toàn xã hội.

- Động viên, khuyến khích các cơ sở y tế tư nhân tham gia vào các hoạt động khám chữa bệnh mắt miễn phí cho người nghèo.

4.3.2. Thanh toán quặm do bệnh mắt hột gây mù:

Chỉ tiêu: Mổ 40.000 - 45.000 ca quặm/năm, chủ yếu tại các vùng có ổ bệnh mắt hột lưu địa ở 1 số tỉnh miền Bắc và miền Trung

Chính sách:

- BHYT Việt Nam thanh toán tiền mổ quặm cho những bệnh nhân quặm có BHYT được mổ ở bất cứ cơ sở y tế nào trong tỉnh. Bộ Y tế dành ngân sách cho mổ quặm khoảng 5000 ca/năm

- Vận động bệnh nhân và gia đình tự chi trả cho khoảng 20.000 ca/năm

- Vận động các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho mổ quặm khoảng 10.000 ca/năm.

-  Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục sức khoẻ nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vệ sinh phòng bệnh, hỗ trợ cải tạo vệ sinh môi trường ở các nơi còn bệnh mắt hột.

4.3.3. Kiểm soát bệnh khô mắt trẻ em do thiếu vitamin A

Tiếp tục các hoạt động phòng chống BKM lồng ghép với các hoạt động CSSKBĐ, giáo dục dinh dưỡng, bổ xung Vitamin A định kỳ 2 lần/ năm kết hợp với Viện Dinh Dưỡng quốc gia (7 triệu viên nang tại cộng đồng cho 3,5 triệu trẻ em dưới 3 tuổi), cung cấp 360.000 viên nang vitamin A cho hệ thống các bệnh viện

4.3.4. Triển khai chương trình chăm sóc tật khúc xạkhám sàng lọc và cấp phát kính cho học sinh (nhóm tuổi 6-15), trước mắt tiến hành ở 20 tỉnh có hợp tác quốc tế trước, sau đó triển khai rộng ra toàn quốc

Chính sách quốc gia:

- Tăng cường sự phối hợp giữa 2 ngành Y tế - Giáo dục trong công tác khám sàng lọc và cấp kính cho học sinh

- Kiểm soát chất lượng kính: các cửa hàng kính trên toàn quốc phải có chứng chỉ đào tạo chỉnh quang viên do Vụ trang Thiết bị Bộ Y tế  hoặc 2 Trung tâm đào tạo tật khúc xạ (Bv Mắt TW, Bv Mắt TPHCM) cấp.

- Phối hợp với Chương trình mục tiêu quốc gia Phòng chống bệnh tật học đường để huy động mọi nguồn lực cho công tác chăm sóc tật khúc xạ như BHYT, các NGO’s.

- Xây dựng 2 trung tâm đào tạo chỉnh quang viên ở Hà nội và TPHCM, đào tạo đủ cán bộ cho mỗi tỉnh để phát triển dịch vụ chăm sóc tật khúc xạ tại địa phương.

- Phối hợp với Bộ Văn hoá thông tin, Bộ Giáo dục cho phép in các thông tin truyền thông về phòng chống tật khúc xạ lên bìa vở học sinh, cho phép đặt các Pano tuyên truyền ở các cổng trường nơi dự án triển khai

- Có chủ trương thu 1 khoản kinh phí nhỏ của học sinh để phục vụ cho việc khám phát hiện tật khúc xạ hàng năm ở trường. Quỹ BHYT hiện có trích 1 phần cho nhà trường để chi cho các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho học sinh tham gia BHYT nhưng không đủ cho chăm sóc tật khúc xạ ở nhà trường.

4.3.5. Xây dựng dự án thí điểm phòng chống Glôcôm ở cộng đồng.

Chính sách quốc gia:

-  Cung cấp trang thiết bị, đào tạo về chẩn đoán, điều trị và theo dõi glôcôm cho một số  trung tâm lớn trong nước, trước mắt thí điểm ở 5 tỉnh Nam Định, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Tiền Giang.

- Xây dựng và củng cố 2 trung tâm lớn (HN,TP HCM) về đào tạo cán bộ chuyên sâu cho chăm sóc bệnh glôcôm.

- Vận động tài trợ từ NGO’s, từ ngân sách nhà nước cho các trang thiết bị khám chữa bệnh glôcôm cho các trung tâm lớn

- Đưa nội dung phát hiện và xử trí sớm glôcôm vào chương trình giảng dạy CSMBĐ cho y tế cơ sở và học sinh các trường Trung cấp Y cả nước

4.3.6. Triển khai và mở rộng dự án khám sàng lọc và điều trị sớm bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP)

Chỉ tiêu: Mỗi năm khám sàng lọc từ 2.500-3.000 trẻ đẻ non tại 8 trung tâm Mắt trẻ em ở Hà Nội ,TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ, Ninh Thuận, điều trị khoảng 200 đến 300 trẻ mắc bệnh võng mạc đẻ non bằng Laser

Chính sách quốc gia:

- Xây dựng hướng dẫn quốc gia về việc sử dụng Oxy cho các trẻ đẻ non ở các khoa sản, khoa sơ sinh các bệnh viện  trong cả nước

- Phát triển gây mê sơ sinh cho các trung tâm lớn của mỗi vùng trong nước, trước hết ở 3 trung tâm Y tế chuyên sâu: Hà Nội, Thừa Thiên Huế, TPHCM.

- Ban hành quy chế phối hợp giữa 2 ngành Sản khoa- sơ sinh với Nhãn khoa trong việc khám sàng lọc và điều trị cho trẻ mắc ROP

- Vận động tài trợ từ NGO’s, từ ngân sách nhà nước cho các trang thiết bị khám chữa ROP và đào tạo cán bộ.

4.3.7. Thí điểm triển khai Dự án khám sàng lọc, quản lý điều trị  bệnh võng mạc tiểu đường gây mù tại 1 số trung tâm chuyên sâu

Chỉ tiêu: Xây dựng thí điểm dự án khám sàng lọc và quản lý bệnh võng mạc tiểu đường gây mù ở 1 số trung tâm lớn, ( Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng …)

Chính sách quốc gia:

-  Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành Nội tiết, Nội khoa với Nhãn khoa trong việc khám sàng lọc và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường.

- Xây dựng và củng cố 2 trung tâm lớn (HN,TP HCM) về đào tạo cán bộ cho khám sàng lọc và điều trị bệnh võng mạc tiểu đường.

- Vận động tài trợ để cung cấp trang thiết bị cho các trung tâm lớn.

4.3.8. Triển khai việc chăm sóc người khiếm thị, người mù, giúp người khiếm thị hoà nhập với cộng đồng.

- Tiếp tục duy trì và mở rộng các dự án “Phục hồi chức năng cho người mù dựa vào cộng đồng” (CBR) hiện có ở Nghệ An, Thừa Thiên Huế, mở rộng sang các tỉnh khác khi có điều kiện.

- Xây dựng hệ thống đăng ký người mù trong cả nước theo hệ thống của ngành Y tế và bảo hiểm xã hội. Cấp thẻ BHYT cho những người mù thuộc hộ nghèo đã đăng ký và được khám xác nhận là mù không thể chữa được. Đối với những nguời mù thuộc hộ cận nghèo, vận động người mù đóng góp 50% tiền tham gia BHYT.

-  Vận động các tổ chức, các nhà hảo tâm, các cá nhân hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho những người mù không thuộc các nhóm do Nhà nước bảo trợ hoặc vận động các đối tượng này tham gia mua BHYT để có tiền chi trả.

4.3.9. Tăng cường đào tạo cán bộ chăm sóc mắt cho các tuyến

Chỉ tiêu đào tạo mới :

- Bác sỹ CKM: mỗi năm 200 CKĐH và 100 CKI/ thạc sỹ nhãn khoa

-Y tá CKM: mỗi năm 200- 300 y tá CK Mắt, ưu tiên cho các huyện chưa có Y bác sỹ CKM tại các Trung tâm đào tạo như Bv Mắt TW, Bv Mắt TPHCM, Trường Đại học Y khoa Huế, ĐH Y khoa  Thái Bình, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế phối hợp với Bv Mắt Đà Nẵng

- Phẫu thuật viên mổ đục thể thủy tinh: 50/năm

- Bác sỹ chuyên khoa mắt nhi :10 Bs/năm

- Bác sỹ, y tá khám điều trị bệnh VMTĐ: 10 CB/năm

- Bác sỹ chuyên sâu về bệnh giác mạc : 5 CB/năm

- Chỉnh quang viên (Bv Mắt TW và TPHCM): 100/ năm

- CSMBĐ cho y tế xã, thôn bản (lớp ngắn ngày):10.000 – 20.000/năm

Chính sách về đào tạo:

- Các cơ sở đào tạo đăng ký số lượng và loại hình đào tạo với BCĐQGPCML để tiện phối hợp

-  Sở Y tế các tỉnh có kế hoạch xét cử cán bộ tuyến huyện đi học CKM (hiện còn 500 huyện thị chưa có CB CKM) sao cho 5 năm tới mỗi bệnh viện huyện có một Bs chuyên khoa mắt và/hoặc 1 y sỹ/ y tá chuyên khoa mắt.

-  Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh thành có chính sách động viên cán bộ sau khi đào tạo về công tác ở cộng đồng, ở vùng núi, hải đảo (trả thù lao thêm vào lương, có ưu tiên về thời gian nâng lương, xét cử đi học tiếp…)

- Xây dựng các Trung tâm đào tạo Y tá nhãn khoa ở 3 tỉnh thành mới là Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Thái Bình, mở rộng và củng cố 2 Trung tâm đào tạo lớn ở Bv Mắt TW và Bv Mắt TPHCM.

- Củng cố và hoàn thiện 2 trung tâm lớn đào tạo về tật khúc xạ, Bệnh võng mạc trẻ đẻ non (ROP), Bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh glôcôm (Bệnh viện Mắt TW, TP HCM)

- Huy động tài trợ trong và ngoài nứơc cho các học bổng đào tạo trong và ngoài nước, đặc biệt cho CB vùng nông thôn, miền núi, vùng xa.

-  Tổ chức 3 Hội thảo khu vực để thống nhất và áp dụng giáo trình giảng dạy cho bác sỹ nhãn khoa và điều dưỡng mắt, về Nhãn khoa và CSMBĐ cho học sinh các trường Đại học Y và trung cấp Y cả nước.

-  Phát triển công nghệ thông tin kết nối giữa trung tâm nhãn khoa lớn với các địa phương bằng Telemedicin để đào tạo và trao đổi kinh nghiệm.

-   Có kế hoạch đào tạo y tế tư nhân theo cơ chế “ có tham gia có quyền lợi về đào tạo, hội họp” động viên họ tham gia đóng góp cho công tác chung.

4.3.10. Phát triển kỹ thuật, xây dựng các cơ sở hạ tầng chăm sóc mắt:

Chỉ tiêu của kế hoạch 4 năm:

- 100% các tỉnh có các đơn vị CSM cho nhân dân ở cộng đồng cấp tỉnh

- 100% bệnh viện huyện thị cả nước có khoa Mắt hoặc liên chuyên khoa.

- 100% các cơ sở CSM tuyến tỉnh có đủ các trang thiết bị thiết yếu.

- 100% các Khoa Mắt bệnh viện huyện thị có các trang thiết bị chăm sóc mắt tối thiểu theo quy định.

- 100% số xã sau khi được đào tạo CSMBĐ có bộ dụng cụ tối thiểu để CSMBĐ: 01 đèn pin, 01 kính lỗ, 01 lúp 2 mắt, 01 bảng thị lực xa

Chính sách quốc gia:

- Mỗi tỉnh thành lập đơn vị Trung tâm Mắt/TTPCBXH/ hoặc Bv Mắt tỉnh để chăm sóc mắt cho nhân dân ở cộng đồng (hiện còn 8 tỉnh chưa có).

-   Xây dựng và áp dụng danh mục tiêu chuẩn tối thiểu về trang thiết bị CSM cho các cơ sở Chăm sóc mắt các tuyến cả nước

-  Ban hành các quy định về chuyên môn kỹ thuật chuyên mắt cho các cơ sở chuyên khoa Mắt trong cả nước.

- Có chính sách đầu tư từng bước cho trang thiết bị của Khoa Mắt tuyến huyện thị, ưu tiên những nơi đã có cán bộ CKM được đào tạo

-  Có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các kỹ thuật cao, công nghệ cao ở các Trung tâm lớn của cả nước bằng cách huy động nguồn lực từ nhiều phía: Nhà nước, hợp tác quốc tế, liên doanh…

-  Xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất kính và thuốc nhãn khoa giá rẻ cho mỗi vùng. Có chính sách hỗ trợ về thuế cho họ

-  Tích cực huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho cung cấp trang thiết bị CSM ở tất cả các tuyến.

5. KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2010- 2013 VỀ CAN THIỆP ĐỤC THỂ THỦY TINH, MẮT HỘT, TẬT KHÚC XẠ VÀ GLÔCÔM

( Xem chi tiết trong phụ lục đính kèm)

6. CÁC KẾT QUẢ DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC :

Các kết quả mong đợi của kế hoạch này được trình bày trong bảng sau :

Tên đề án/ dự án

Mục tiêu

Kết quả mong đợi

Phòng chống mù loà (kế hoạch giai đoạn 2010 – 2013)

- Thống nhất sự quản lý và điều hành các hoạt động phòng chống mù loà trong toàn quốc

-Đạt chỉ tiêu kế hoạch 2013

-Đạt mục tiêu “Thị giác 2020”

- Thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia và Ban  chỉ đạo tại các tỉnh thành

- Kiểm soát được các bệnh gây mù phòng tránh được vào năm 2020.

- Xây dựng hệ thống chăm sóc mắt các tuyến trong toàn quốc

Kiểm soát mù loà do đục thể thủy tinh

- Giảm 170.000 ca – 225.000 ca mù do ĐTTT/ năm vào năm 2013.

- Nâng cao năng lực của cán bộ chăm sóc mắt

- Đầu tư trang thiết bị khám chữa mắt cho tuyến tỉnh,

-  Đầu tư trang thiết bị khám chữa mắt cho tuyến huyện

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về mù loà phòng chữa được

- Đạt tỷ lệ mổ 2000-3000 ca ĐTTT/ 1 triệu dân/ năm.

- Đào tạo 20 PTV/năm. Đào tạo cán bộ CSM cho 50% số huyện thị cả nước.

- Tuyến tỉnh đủ trang thiết bị thiết yếu

- Các Bệnh viện huyện có cán bộ CSM có 1 máy soi đáy mắt, 1 hộp kính, 2 bộ mổ

- Cung cấp 10.000 tranh tuyên truyền, tờ rơi, phát thanh, phát hình 4 lần/năm

Phòng chống bệnh mắt hột

- Mổ 45.000 ca quặm mỗi năm

- Nâng cao năng lực của cán bộ y tế tuyến cơ sở

- Nâng cao sự nhận thức của người dân  về phòng chống bệnh mắt hột

- Tiến tới hạ tỷ lệ quặm xuống dưới 0,1%

- Đào tạo 10.000-20.000 Y tế cơ sở/ 4 năm

- 80% số dân trong vùng có dự án nhận được thông điệp tuyên truyền.

Phòng chống khô mắt và suy dinh dưỡng  trẻ em

- Phối hợp với Viện Dinh dưỡng bổ sung Vitamin A liều cao cho 3,5 triệu trẻ em/năm

-  Ngăn ngừa khô mắt cho trẻ có nguy cơ ở các bệnh viện toàn quốc

- Bổ sung 7 triệu viên vitamin A cho 3,5 triệu trẻ em tại cộng đồng/ năm.

- Cung cấp 300.000 viên nang Vitamin A/ năm cho hệ thống bệnh viện cả nước

Chăm sóc tật khúc xạ ở học sinh

- Triển khai chăm sóc TKX ở 10-20 tỉnh x 1-2 huyện thị

- Nâng cao năng lực chăm sóc TKX cho CB CK mắt tỉnh, huyện

- Nâng cao nhận thức về phòng TKX cho HS, GV và cộng đồng

- Khám sàng lọc 600.000 học sinh/năm, chỉnh kính cho 90.000 em, cấp kính miễn phí cho 9000 em nghèo

- Đào tạo mỗi tỉnh 2 bác sỹ/ y tá chuyên sâu về tật khúc xạ

- 80% số học sinh và giáo viên vùng có dự án nhận được thông điệp tuyên truyền.

Thí điêm quản lý bệnh Glôcôm ở cộng đồng

- Xây dựng hệ thống phát hiện sớm, điều trị glôcôm ở cộng đồng ở 5 tỉnh có dự án

- Nâng cao năng lực cho CB CK mắt huyện, y tế cơ sở về glôcôm

- Cung cấp trang thiết bị khám chữa glôcôm

- Xây dựng được hệ thống phát hiện, chuyển và điều trị Gloccôm ở 5 tỉnh điểm

- Đào tạo 10 Bs.10 y tá về glôcôm

- Các đơn vị trong dự án có đủ trang thiết bị cần thiết để khám điều trị glôcôm

Phòng chống mù loà trẻ em

- Xây dựng 8 trung tâm Chăm sóc Mắt trẻ em

- Nâng cao năng lực chăm sóc mắt trẻ em của tuyến tỉnh

- Khám sàng lọc và điều trị ROP ở các trung tâm lớn cả nước

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về Chăm sóc mắt trẻ em

- Phát triển thêm 6 trung tâm mới, cung cấp trang thiết bị

- Đào tạo 5- 10 bác sỹ chuyên về chăm sóc mắt trẻ em/ năm

- Khám sàng lọc 2500-3000 trẻ đẻ non/năm, điều trị 150 trẻ bằng Laser

- Cung cấp 10.000 áp phích, tờ rơi, phát thanh, phát hình 4 lần/năm

7. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:

7.1. Cơ sở xây dựng kinh phí cho kế hoạch: Kinh phí của kế hoạch được xây dựng dựa trên các nguồn tài chính được các Tổ chức phi chính phủ quốc tế và trong nước tài trợ, được Bộ Y tế cấp hàng năm, và kinh phí của Quỹ Bảo hiểm Y tế Việt Nam .

Hiện nay, các Tổ chức NGO’s quốc tế và trong nước tài trợ cho các dự án PCML sau:

- Tổ chức CBM mỗi năm tài trợ 400.000 Euro cho 10 dự án Chăm sóc mắt ở 10 tỉnh.

- Tổ chức ORBIS mỗi năm tài trợ 1,5 triệu USD cho 6 dự án Chăm sóc mắt ở 6 tỉnh và 7 dự án Phát triển Trung tâm chăm sóc mắt trẻ em ở TP HCM, Hải Phòng, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thừa Thiên Huế, Bv Mắt TW.

- Tổ chức FHF mỗi năm tài trợ 1,5 triệu USD cho 10 dự án Chăm sóc mắt cộng đồng  ở 11 tỉnh miền Trung. Tổ chức FHF tài trợ cho Dự án mổ quặm ở Thái Bình và Hải Dương.

- Tổ chức Mekong Eye Doctor tài trợ mỗi năm 100.000 USD cho dự án ở 4 tỉnh Long An, Bình Phước, Bạc Liêu, Cà Mau và đào tạo chỉnh quang viên cho TP HCM

- Tổ chức Eye Care Worldwide tài trợ 20.000 USD cho dự án Chăm sóc mắt Cao Bằng

- Tổ chức ITI tài trợ mổ quặm cho 4 tỉnh Thanh hoá, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hưng Yên

- Tổ chức HKI tài trợ dự án xây dựng trung tâm đào tạo nhãn khoa cộng đồng ở Bệnh viện Mắt TW 300,000 USD.

- Tổ chức Lions Club International tài trợ 1 dự án khám sàng lọc tật khúc xạ cho Hải Phòng một dự án 30.000 USD.

- Tổ chức ICCE tài trợ dự án xây dựng trung tâm đào tạo TKX tại bệnh viện Mắt TW trị giá 300,000 USD

- Tổ chức UNICEF tài trợ mỗi năm 7 triệu viên vitamin A, tổ chức UBHTKH Mỹ Việt Nam cho 360.000 viên vitamin A cho Phòng chống bệnh Khô mắt trẻ em.

- Tổ chức Atlantic Philanthropies tài trợ 2 triệu USD xây dựng Trung tâm đào tạo nhãn khoa ở Bv Mắt TW (đang phê duyệt)

- Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP Hồ Chí Minh mỗi năm tài trợ mổ miễn phí cho 10.000 – 20.000 ca với tổng giá trị là 10 tỷ VNđ

- Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam mỗi năm hỗ trợ kinh phí mổ khoảng 2000 trẻ mắc các bệnh tật về mắt với tổng số tiền là 1,5 tỷ VNđ

- Bộ Y tế Việt Nam mỗi năm hỗ trợ kinh phí cho công tác phòng chống mù loà và mổ quặm 1 tỷ VNđ.

7.2. Dự trù kinh phí cho từng nội dung kế hoạch: (xin xem chi tiết ở phần phụ lục)

STT

Tên dự án

Kinh phí năm đầu

Kinh phí 4 năm

NSNN

Nguồn ODA và khác

NSNN

Nguồn ODA và khác

1

Đục TTT

49.167

25.267,5

196.668

30.420

2

Mắt hột

9.956

1.395

39.824

2.745

3

Tật khúc xạ

6.137

13.426,2

20.720

26.460

4

Glôcôm

930

4.950

2.790

4.950

 

Tổng cộng

66.190

45.398,7

260.002

64.575

7.3 Phương thức quản lý và sử dụng ngân sách kế hoạch :

Việc quản lý và sử dụng ngân sách của đề án sẽ tuân thủ theo các quy định của Nhà nước, được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương kiêm Phó trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCML Bộ Y tế là người chịu trách nhiệm quản lý ngân sách của Ban Chỉ đạo Quốc gia PCML, được các NGO’s hỗ trợ khoảng 100 triệu VNđ. Các dự án tại các tỉnh do các NGO’s tài trợ cùng kinh phí địa phương sẽ chịu sự quản lý của các Sở Y tế và Ban Chỉ đạo PCML của tỉnh thành phố được tài trợ. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chi tiết hàng năm và nguồn kinh phí đã vận động được của các Tổ chức quốc tế, của các tổ chức từ thiện trong nước, của Bộ Y tế và của Quỹ Bảo hiểm Y tế Việt Nam, Ban CĐQGPCML sẽ hỗ trợ thêm 1 phần kinh phí cho các tỉnh cần thiết. Ban chỉ đạo PCML cấp tỉnh và các đơn vị nhận kinh phí có trách nhiệm quản lý chặt chẽ nguồn ngân sách được cấp và phải báo cáo, quyết toán với Bộ Y tế và với các tổ chức tài trợ. Định kỳ Bộ Y tế và Bộ tài chính sẽ tổ chức kiểm toán. Toàn bộ chứng từ gốc sẽ do các đơn vị thực hiện đề án lưu giữ để phục vụ kiểm toán và gửi bộ chứng từ photocopy có đóng dấu và chữ ký xác nhận của thủ trưởng đơn vị về Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCML Bộ Y tế.

8. HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI

Kế hoạch này phản ánh sự quan tâm của Đảng và chính phủ, Bộ Y tế đối với công tác phòng chống mù loà, đầu tư nguồn lực, kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cùng với sự hỗ trợ có hiệu quả của các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức từ thiện trong nước (Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP Hồ Chí Minh, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt nam, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi,…), của Nhà nước( Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bảo hiểm Y tế Việt Nam, UBND và Sở Y tế các tỉnh thành), đề án này sẽ thực sự mang lại cho Việt Nam nói chung và người dân Việt Nam một hiệu quả kinh tế xã hội to lớn.

Với dự án kiểm soát mù loà do đục thể thủy tinh, vào năm 2013 sẽ có 225.000 người mù được mổ mỗi năm và đến 2020 sẽ có 300.000 người mù được mổ mỗi năm. Tổng số dự tính đến năm 2020 sẽ có hơn 2.100.000 được mổ sáng lại, giúp cho họ thoát khỏi cảnh mù loà, nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ và giúp con cháu có thời gian tập trung vào lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội.

Dự án phòng chống bệnh mắt hột sẽ giúp 200.000 mắt có quặm được mổ tránh mù loà  ở các vùng có mắt hột lưu địa. Đại bộ phận bệnh nhân quặm nằm trong độ tuổi từ 35 trở lên là lực lượng lao động chủ chốt trong gia đình và xã hội, điều đó đồng nghĩa với việc dự án sẽ mang lại hiệu quả về kinh tế, giúp cho hàng trăm nghìn người có thể lao động sản xuất hiệu quả hơn, góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến tới sẽ kiểm soát được bệnh mắt hột gây mù vào năm 2013.

Dự án phòng chống bệnh khô mắt trẻ em hàng năm bổ sung 7 triệu viên nang vitamin A liều cao cho khoảng 3,5- 4 triệu trẻ em đã góp phần to lớn trong việc nâng cao sức khoẻ trẻ em nước ta, ngăn chặn được khoảng 6.000 trẻ mù loà và tử vong hàng năm do suy dinh dưỡng.

Với mục tiêu giảm bớt tỷ lệ mù loà cho học sinh mắc tật khúc xạ chưa được chỉnh kính, trước mắt triển khai ở 20 tỉnh thành, mỗi tỉnh 1-2 huyên, dự kiến mỗi năm khoảng 600.000 học sinh được khám sàng lọc tật khúc xạ và 10% số học sinh có tật khúc xạ được cấp phát kính miễn phí, khiến các em học tập và sinh hoạt dễ dàng hơn. Dự án chăm sóc mắt trẻ em hàng năm sẽ khám sàng lọc khoảng 2500-3000 trẻ có cân nặng khi sinh dưới 1700g để phát hiện sớm và điều trị mỗi năm khoảng 200 trẻ mắc bệnh võng mạc đẻ non, ngăn chặn và giảm nhẹ nguy cơ mù loà cho các cháu này. Với việc xây dựng và phát triển 8 trung tâm chăm sóc mắt trẻ em trong cả nước, trẻ em ta sẽ được chăm sóc sức khoẻ về thị giác với chất lượng cao hơn, tiện lợi hơn và giảm bớt chi phí đi lại, ăn ở cho người nhà đưa con đi khám bệnh.

Với mục tiêu đào tạo đủ nguồn nhân lực chăm sóc mắt có chất lượng cho các tuyến, mỗi năm dự án sẽ đào tạo khoảng 200 bác sỹ CKĐH và 100 Bác sỹ CKI/ thạc sỹ nhãn khoa, 300 y tá CK Mắt, ưu tiên cho các huyện chưa có Y bác sỹ CKM,  50 phẫu thuật viên mắt, 10 bác sỹ chuyên khoa mắt trẻ em, 10 bác sỹ, y tá khám điều trị bệnh VMTĐ, 100 chỉnh quang viên và 5.000 -10.000 cán bộ y tế xã, thôn bản về chăm sóc mắt ban đầu tại các địa phương.

Dự án còn cung cấp trang thiết bị thiết yếu để khám chữa mắt cho các bệnh viện và cơ sở chuyên khoa mắt cấp tỉnh và hầu hết các khoa mắt huyện có trong dự án để các dịch vụ khám chữa và chăm sóc mắt có chất lượng tốt hơn, sớm hơn ngay tại thôn bản, giúp họ phòng tránh được mù loà và kịp thời được chuyển đi chữa trị các bệnh nặng.

Với kết quả là hàng triệu người dân và hàng chục nghìn trẻ em được chữa sáng, đặc biệt là người nghèo ở vùng sâu, vùng núi và đồng bào các dân tộc ít người sẽ khiến người dân càng tin tưởng hơn vào sự quan tâm thiết thực của Đảng và Nhà nước đến nhân dân, vào bản chất tốt đẹp của chế độ ta và giúp cho xã hội ngày càng phát triển thịnh vượng.

Kế hoạch này chỉ có thể đạt được các mục tiêu to lớn trên khi có sự ủng hộ mạnh mẽ về chủ trương và kinh phí của Nhà nước, Bộ Y tế và Sở Y tế tỉnh, sự phối hợp thực hiện của ngành giáo dục và BHYT các tỉnh, và đặc biệt là sự giúp đỡ về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức NGO quốc tế và trong nước  cho các hoạt động của Kế hoạch.

9. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ KẾ HOẠCH

Theo dự kiến, kế hoạch sau khi được phê duyệt sẽ được thực hiện trong vòng 11 năm, bắt đầu vào năm 2010 và kết thúc vào tháng 12/2020. Trước mắt thực hiện kế hoạch từ 2010 đến hết 2013. Kế hoạch hoạt động từng năm sẽ được các Ban Chỉ đạo PCML từng tỉnh thành xây dựng và gửi lên Ban Chỉ đạo PCML quốc gia xem xét góp ý và hỗ trợ về mặt kỹ thuật và tài chính.

Đơn vị chủ trì : Bộ Y tế

Đơn vị chủ đầu tư, trực tiếp thực hiện:

Bệnh viện Mắt Trung ương

Các Bệnh viện Mắt, Trung tâm Mắt,Trung tâm PCBXH tỉnh

Khoa Mắt các Bệnh viện đa khoa tỉnh

10. PHỤ LỤC

Các kế hoạch chi tiết về can thiệp mổ đục thể thủy tinh, mổ quặm, chăm sóc tật khúc xạ và thí điểm quản lý glôcôm ở công đồng.

Bảng công việc dựa trên sự phân tích logic kế hoạch  Quốc gia  giai đoạn  2010- 2013

Chăm sóc tật khúc xạ học sinh

Tóm tắt tường thuật

Các chỉ số đánh giá

Bằng chứng

Các giả định quan trọng

Mục tiêu

Giảm tỷ lệ giảm thị lực có thể phòng tránh được do tật khúc xạ chưa được chỉnh kính ở học sinh 11- 15 tuổi  trên toàn quốc

- Giảm tỷ lệ giảm thị lực do TKX chưa được chỉnh kính ở học sinh

Đánh giá nhanh về TKX

-       Chỉnh kính cho học sinh được coi là ưu tiên

Mục đích

Thiết lập hệ thống bền vững nhằm chăm sóc mắt có chất lượng cho người thụ hưởng

- Tỷ lệ học sinh  được khám sàng lọc

- Tỷ lệ học sinh  đã khám sàng lọc được kiểm tra về tật khúc xạ

- Tỷ lệ học sinh có tật khúc xạ được sử dụng kính

Hệ thống quản lý thông tin

- Đòi hỏi cao của cộng đồng về chỉnh kính

- Dịch vụ khúc xạ đủ đáp ứng

- Đầy đủ các cơ sở mài lắp kính

Kết quả đầu ra

     

1.        Ký biên bản thoả thuận giữa BYT và Bộ GD-ĐT  khám sàng lọc cho học sinh.

Thiết lập sự hợp tác

Biên bản thoả thuận

- Sở GD/Phòng GD sẵn sàng hợp tác khám sàng lọc cho học sinh bị tật khúc xạ.

2.  Đào tạo chỉnh quang   viên cho tuyến tỉnh và kỹ thuật viên mài lắp kính,y tá thử kính

Số chỉnh quang   viên cho tuyến tỉnh và kỹ thuật viên mài lắp kính,y tá thử kính được đào tạo

Báo cáo

Các giúp đỡ về kinh phí và ký thuật của NGO và toàn quốc

3.        Đào tạo giáo viên/nhân viên y tế học đường được đào tạo khám sàng lọc về thị lực cho học sinh

- Số giáo viên/nhân viên y tế học đường đã được đào tạo.

- Báo cáo

- Sự tham gia tích cực của giáo viên / nhân viên y tế học đường

4.        Tất cả các đơn vị chăm sóc mắt được trang bị máy móc, trang thiết bị kiểm tra thị lực và xác định TKX

- Trang thiết bị khám tật khúc xạ

- Báo cáo

- Sự ủng hộ tích cực của NGOs và chính quyền địa phương

5.   Cấp kinh phí cho khám sàng lọc và cấp kính

- Cấp kinh phí

- Biên bản thoả thuận tài trợ

- Sự ủng hộ tích cực của NGOs và chính quyền địa phương

Khung công việc dựa trên sự phân tích logic

 

Hoạt động lớn

Hoạt động nhỏ

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Ai chịu trách nhiệm thực hiện

Chi phí năm đầu (triệu đồng)

Chi phí 4 năm (triệu đồng)

1

Lập biên bản thoả thuận giữa BYT và Bộ GD-ĐT  khám sàng lọc cho học sinh

           

1.1

 

Tổ chức cuộc họp liên Bộ YT, Bộ GD-ĐT và Bộ Thông tin truyền thông

1-1-2010

30-6-2010

BCĐ QG PCML, VNIO, BGD-ĐT, NGOs

17

 

2

Đào tạo chỉnh quang   viên cho tuyến tỉnh và kỹ thuật viên mài lắp kính,y tá thử kính

           

2.1

 

Đào tạo 02 chỉnh quang viên ở mỗi tỉnh (60 học viên/năm x 10.triệu 3-6 tháng tuỳ theo yêu cầu)

1-1-2010

31-12-2013

VNIO, BVM TP.HCM, NGOs

600

2,400

2.2

 

Đào tạo tối thiểu 02 KTV mài lắp kính/y tá chuyên khoa mắt ở mỗi tỉnh (60 học viên/năm x 2.triệu x 01 tháng)

Học viên tự trả

1-1-2010

31-12-2013

VNIO, BVM TP.HCM,

học viên tự trả

   

3

Đào tạo giáo viên/nhân viên y tế học đường được đào tạo khám sàng lọc về thị lực cho học sinh

           

3.1

 

Soạn thảo mẫu tài liệu chuẩn để giảng dạy và hướng dẫn giáo viên sàng lọc về thị lực cho học sinh

1-1-2010

31-3-2010

Nhóm hành động, NGOs

100

 

3.2

 

Đào tạo giáo viên/nhân viên y tế học đường (3 người/trường x 20 trường/tỉnh) x 20 tỉnh trong 4 năm : 1200 học viên (40 lớp) x 2 triệu/lớp

1-9-2010

31-12-2013

Cơ sở nhãn khoa tỉnh, NGOs

800

3.200

4

Cung cấp đủ trang thiết bị khám TKX cho các cơ sở

           

4.1

 

Đánh giá nhu cầu về trang thiết bị từng tỉnh

1-1-2010

1-7-2010

Nhóm hành động

$ 400

 

4.2

 

Mua trang thiết bị theo yêu cầu 8.100USD x 60 tỉnh trong 4 năm

1-1-2010

31-12-2013

NGOs, đơn vị CS mắt tỉnh

$121.500

$ 486.000

5

Huy động đủ kinh phí cho khám TKX

           

5.1

 

Bộ GD-ĐT, chính quyền địa phương cho phép thu tiền khám sàng lọc

1-1-2010

31-12-2010

Chính quyền địa phương

   

5.2

 

Tổ chức Phi chính phủ trong và ngoài nước hỗ trợ khám sàng lọc cho học sinh (1.500VNđ /01 học sinh x 600.000 học sinh)

   

Chính quyền địa phương/ NGOs

900

3.600

5.3

 

Hỗ trợ kinh phí cho việc khám tât khúc xạ, cấp đơn kính cho học sinh: 15% x 600.000hs=90.000hs x 20.000VND

   

Địa phương và NGOs, các của hàng kính tư nhân

1.800

7.200

5.4

 

Mua kính cho 10% số học sinh nghèo bị TKX( 15.000 x 8 USD/cái)

   

NGOs

$ 120.000

$ 480.000

6

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về khám sàng lọc cho học sinh

           

6.1

 

Xin phép và truyền thông về TKX trên bìa vở học sinh và ở cổng trường.

1-1-2010

31-12-2010

BCĐ QG, Bộ Văn hoá Thông tin

   

6.2

 

Làm panô, tờ rơi (90 triệu/tỉnh x 20 tỉnh)/năm x 2 năm thay 1 lần

1-1-2010

31-12-2013

Các trung tâm mắt tỉnh, NGOs

1.800

3.600

6.3

 

Truyền thông trên phát thanh truyền hình TW

1-1-2010

31-12-2013

Bộ Y tế, VNIO

Lồng ghép các hoạt động khác

 

6.4

 

Truyền thông trên phát thanh truyền hình tỉnh (20 tỉnh x 10 triệu/tỉnh/năm)

1-1-2010

31-12-2013

Chính quyền địa phương, các TTM tỉnh, NGOs

200

800

7

Phát triển năng lực đào tạo khúc xạ

           

7.1

 

Xây dựng và chuẩn hoá chương trình đào tạo về tật khúc xạ trên cả nước.

1-1-2010

31-12-2013

VNIO

   

7.2

 

Đào tạo giảng viên để đào tạo kỹ thuật viên mài lắp kính

1-1-2010

31-12-2013

VNIO, Tổ chức ICCE

Kinh phí lồng ghép trong mục 6.6

 

7.3

 

Phát triển chuẩn đào tạo và đào tạo kỹ thuật viên mài lắp kính cho các Trung tâm đào tạo chăm sóc mắt và Trường cao đẳng, trung cấp kỹ thuật y tế của Bộ Y tế

1-1-2010

31-12-2013

VNIO, Tổ chức ICCE

   

7.4

 

Cấp chứng chỉ cho kỹ thuật viên mài lắp kínhđào tạo được .

1-1-2010

31-12-2013

BYT, VNIO, BVM tp HCM

   

7.5

 

Đào tạo nguồn cán bộ giảng dạy về chỉnh quang viên (4 người tại Hồng Công)

1-1-2010

31-12-2013

NGOs quốc tế

$ 204.000

$ 204.000

7.6

 

Thành lập đơn vị hoặc trung tâm đào tạo khúc xạ,

1-1-2010

31-12-2013

VNIO, Tổ chức ICCE

$ 300,000

$ 300,000

 

Tông kinh phí dự toán

       

6.217 triệu VNĐ và 745.900 USD

20.720 triệu VNĐ và 1.470.000 USD

 

Tổng cộng : 20.720.000.000 VNĐ và 1.470.000 USD cho dự án 4 năm

   

Bảng công việc dựa trên sự phân tích logic Kế hoạch Quốc gia Can thiệp mổ đục thể thủy tinh

Tóm tắt tường thuật

Các chỉ số đánh giá

Bằng chứng

Các giả định quan trọng

Mục tiêu

Giảm tỷ lệ mù do đục thể thuỷ tinh trên toàn quốc

Tỷ lệ mù do đục TTT

RAAB

-       Việc giảm tỷ lệ mù do đục TTT được coi là ưu tiên

Mục đích

Thiết lập hệ thống bền vững nhằm chăm sóc mắt có chất lượng cho người thụ hưởng

- Số phẫu thuật đục TTT/đơn vị CSM

- CSR của từng tỉnh

Hệ thống quản lý thông tin

- Chức năng của hệ thống quản lý thông tin của từng tỉnh

- Đòi hỏi cao của cộng đồng về PT đục TTT

Kết quả đầu ra

     

1.        Phẫu thuật 170.000 ca- 225.000 ca đục TTT/năm

Số phẫu thuật đục TTT/tỉnh

Hệ thống quản lý thông tin

- Chức năng của hệ thống quản lý thông tin của từng tỉnh

- Đòi hỏi cao của cộng đồng về PT đục TTT

2.        Tất cả các đơn vị chăm sóc mắt được đào tạo đủ số cán bộ cần thiết

- Số phẫu thuật viên mổ đục TT sẵn có. - Số mổ đục TTT/ Phẫu thuật viên.

- Hệ thống quản lý thông tin

- Hệ thống quản lý thông tin

- Kinh phí cho đào tạo phẫu thuật viên mổ đục TTT

3.        Tất cả các đơn vị chăm sóc mắt đã có CB được đào tạo được trang bị máy móc, trang thiết bị hợp lý

- Trang thiết bị nhãn khoa sẵn có

Hệ thống quản lý thông tin

-       Kinh phí sẵn có để mua và phân phát trang thiết bị

4. Cấp kinh phí cho 50% số bệnh nhân PT đục TTT

- Kinh phí cho BN phẫu thuật đục TTT

Hệ thống quản lý thông tin

- Việc giảm tỷ lệ mù do đục TTT được coi là ưu tiên

Khung công việc dựa trên sự phân tích logic

 

Hoạt động lớn

Hoạt động nhỏ

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Ai chịu trách nhiệm thực hiện

Chi phí/năm (triệu đồng)

Năm đầu tiên

Tổng chi phí/4 năm  (triệu đồng)

1

Đào tạo nhân lực

           
   

Đào tạo và đào tạo lại 50 PTV đục TTT (mổ ngoài bao)/năm

(Ưu tiên đào tạo cho những tỉnh chưa có PTV: Lai Châu, Đăk Nông, Bình Phước)

1-1-2010

31-12-2013

NGO, VNIO,HCM và các BV mắt địa phương

500

2,000

   

Đào tạo 300 y tá CK mắt/năm

1-1-2010

31-12-2013

Bộ Y tế, 5 trung tâm đào tạo(VNIO, HCMC, Hue, Thaibinh, Danang)

   
   

Chuẩn hoá chương trình đào tạo y tá mắt, xin mã số đào tạo của Bộ Y tế

1-1-2010

30-6-2010

VNIO(Phòng Đào tạo-QLKH)

   
   

Đào tạo 10 PTV phaco/năm cho các tỉnh nghèo

1-1-2010

31-12-2013

Bộ Y tế, BV mắt TW

627

2,508

   

Đào tạo 6,000 YTTB/năm cho các tỉnh nghèo

1-1-2010

31-12-2013

BV Mắt các tỉnh, NGOs

520

2,080

   

Đào tạo 20 PTV phaco/năm  (tự chi trả)

1-1-2010

31-12-2013

BV mắt TW, HCM

   

2

Cung cấp đủ trang thiết bị cho các cơ sở mổ đục TTT mà đã được đào tạo

           
   

Đánh giá nhu cầu về  trang thiết bị (lập danh sách) của từng cơ sở mổ TTT

1-1-2010

1-7-2010

Nhóm hành động, HSPI

 

0

   

Phát triển và trang bị Hệ thống quản lý thông tin đuợc cập nhật hàng năm

1-1-2010

1-7-2010

Nhóm hành động

25,000

USD

100,000

USD

   

Mua trang thiết bị cần thiết cho các huyện có bác sĩ/y tá mắt

1-7-2010

31-12-2013

Bộ Y tế, NGO

350.000 USD

350.000 USD

   

Mua trang thiết bị cần thiết cho các đơn vị CS mắt tuyến tỉnh (tham khảo ý kiến của đơn vị)

1-7-2010

31-12-2013

Bộ y tế, NGO

 

Tuỳ từng tỉnh

   

Cung cấp trang thiết bị theo yêu cầu

1-1-2010

31-12-2013

Nhóm hành động, BV mắt TW, NGO

   

3

Huy động đủ kinh phí cho mổ đục TTT

           
   

Giao chỉ tiêu PT theo dân số mỗi tỉnh

1-12-09

30-12-2009

VNIO

   
   

Khuyến khích nhân dân mua BHYT tự nguyện

1-1-2010

31-12-2013

Bộ Y tế, BHYT

   
   

Đề nghị BHYT chi trả cho phẫu thuật đục TTT tại bất kỳ cơ sở y tế

1-1-2010

1-7-2010

Bộ Y tế, BHYT

   
   

Chính phủ và Quỹ người nghèo hỗ trợ 15,000 ca mổ đục TTT/năm

1-1-2010

31-12-2013

Bộ y tế, Quỹ người nghèo tỉnh

10.500

42,000

   

Các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước hỗ trợ 50,000 ca đục TTT/năm (700.000 đ/ca)

1-1-2010

31-12-2013

Các tổ chức phi CP

35.000

140,000

4

Tăng cường hoạt động mổ đục TTT tại cơ sở

           
   

Cung cấp 1 xe ôtô 12 chỗ ngồi cho đội mổ lưu động cho 25 tỉnh còn thiếu

1-1-2010

31-12-2013

NGO, Chính quyền địa phương

875.000 USD

875.000 USD

   

Cung cấp 110 xe máy cho tuyến tỉnh

1-1-2010

31-12-2013

NGO, Chính quyền đại phương

110,000 USD

110,000 USD

5

Đảm bảo BN có TL tốt sau mổ

           
   

Kinh phí theo dõi TL sau mổ cho 50% BN PT ở cộng đồng (3 USD/BN)

1-1-2010

31-12-2013

NGO

63,750

USD

255.000 USD

   

Cung cấp dịch vụ chỉnh kính sau mổ đục TTT (BN tự trả)

1-1-2010

31-12-2013

NGO, các đơn vị CK măt tỉnh

   

6

Tăng cường nhận thức của cộng đồng về đục TTT

           
   

Tăng cường GDTT trên các phương tiện phát thanh truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác  ở cấp TW

1-1-2010

31-12-2013

Bộ Y tế, BV mắt TW

100

400

   

Tăng cường GDTT trên các phương tiện phát thanh truyền hình các phương tiện truyền thông đại chúng khác ở cấp tỉnh (30 triệu/năm/tỉnh)

1-1-2010

31-12-2013

NGO, các đơn vị CK măt tỉnh, CQ tỉnh

1,920

7,680

           

Chi phí cho năm đầu tiên : 49,167 triệu đồng và $1,423,750

 

Tổng chi phí là: 196,668 triệu đồng và 1,690,000USD cho cả kế hoạch 4 năm

(Chưa bao gồm kinh phí mua sắm trang thiết bị bổ sung cho tuyến tỉnh, tuỳ tinh hình thực tế của mỗi tỉnh)

Bảng công việc dựa trên sự phân tích logic kế hoạch hành động Phòng chống bệnh Glôcôm:

Tóm tắt tường thuật

Các chỉ số đánh giá

Bằng chứng

Các giả định quan trọng

Mục tiêu

Giảm mù loà do glôcôm

Tỷ lệ mù do glôcôm giảm

RAAB

Phát hiện sớm và điều trị glocom được xem là 1 ưu tiên

Mục đích

Thiết lập hệ thống bền vững nhằm phát hiện sớm và điều trị đúng đắn cho BN glôcôm

- Số BN được phát hiện

- Số BN được điều trị

- Số bác sĩ, y tá và y tế xã được đào tạo

MIS

Yêu cầu của cộng đồng về dịch vụ chăm sóc glôcôm

Kết quả đầu ra

     

4.        5 TT tuyến tỉnh được thành lập để kiểm soát glôcôm

5 TT hoạt động tốt

Bình Định, Thái Bình, Nam Định, Huế, Tiền Giang

Từng bước phát triển sang các tỉnh khác

Báo cáo

Phát hiện sớm và điều trị glocom được xem là 1 ưu tiên CSSK

5.        Nhân lực của các TT được đào tạo thích đáng

Nhân lực của các TT được đào tạo có khả năng làm việc

MIS

MIS

Có đủ nhân lực của các TT được đào tạo

6.        Trang thiết bị cho 5 TT được đào tạo thích đáng

Trang thiết bị cho 5 TT được trang bị

MIS

Ngân sách được cung cấp đủ

4. Thiết lập và vận hành hệ thống giám sát glôcôm

Số BN glôcôm được xác định và quản lý

MIS

 

Khung công việc dựa trên sự phân tích logic

 

Hoạt động lớn

Hoạt động nhỏ

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Ai chịu trách nhiệm thực hiện

Chi phí năm đầu

( triệu đ)

Chi phí 4 năm ( triệu đ)

1.

Chọn TT tuyến tỉnh quản lý glôcôm

           

1.1

 

Chọn 5 TT tuyến tỉnh quản lý glôcôm (chương trình thử nghiệm)

1-1-2010

31-3-2010

Bộ Y tế, Bv Mắt TW, NGOs, Bv Mắt các tỉnh

   

2.

Đào tạo nhân lực để quản lý glôcôm

           

2.1

 

Phát triển tăng cường năng lực đào tạo cho 2 TT lớn để đào tạo về glôcôm (Bv Mắt TW và Bv Mắt Tp HCM)

1-1-2010

31-12-2010

Bv Mắt TW, Bv Mắt tp HCM,NGOs

   

2.2

 

Đào tạo 10 Bs mắt (CK1) về chẩn đoán, điều trị, theo dõi glôcôm (3tháng/khoá x 15 triệu đ/ người)

1-1-2010

31-3-2010

Bv Mắt TW, Bv Mắt tp HCM, NGOs

75

150

2.3

 

Đào tạo 15 y tá mắt (CK1) về  glôcôm (1 tháng/khoá))

1-5-2010

31-5-2010

Bv Mắt TW, Bv Mắt tp HCM, NGOs, Bv Mắt các tỉnh

40

60

2.4

 

Lồng ghép chương trình đào tạo glôcôm vào các khoá đào tạo chăm sóc mắt khác

1-1-2012

1-7-2012

Bv Mắt TW, Bv Mắt tp HCM, NGOs

   

3.

Trang bị cho 5 TT phương tiện để quản lý glôcôm

           

3.1

 

Cung cấp trang thiết bị thiết yếu để quản lí glôcôm cho 5 TT: NA kế Schiotz (4), Kính soi góc Goldman (2), bộ dụng cụ mổ glôcôm (1), laser –Yag (1), SHV gắn NA kế Goldman (1), máy soi đáy mắt trực tiếp (2), thị trường kế Goldman (1, tuỳ theo khả năng về nhân lực)

1-4-2010

31-12-2010

Bv Mắt TW, Bv Mắt tp HCM, NGOs, chính quyền địa phương

$ 250,000

$ 250,000

3.2

 

Cung cấp trang thiết bị thiết yếu để quản lí glôcôm cho tuyến huyện (10 huyện/tỉnh): NA kế Schiotz (1), máy soi đáy mắt trực tiếp (1)

1-4-2010

31-12-2010

NGOs, chính quyền địa phương

$25,000

$25,000

4

Thiết lập và vận hành hệ thống giám sát glôcôm

           
   

Đào tạo y tế xã phát hiện và chuyển BN glôcôm(lồng ghép 1 ngày trong khoá đào tạo CSMBĐ x 2 triệu x 50 huyện)

1-4-2010

31-12-2010

NGOs, Bv Mắt các tỉnh

100

100

   

Đào tạo CB y tế huyện phát hiện và chuyển BN glôcôm(2 ngày) cho 10 huyện/ tỉnh x 5 triệu x 5 lớp

1-4-2010

31-12-2010

NGOs, Bv Mắt các tỉnh

60

60

   

Hỗ trợ cho y tế huyện x 1200.000đ x 50 huyện phát hiện,quản lý và chuyển BN glôcôm

1-1-2010

31-12-2013

NGOs

60

240

   

Hỗ trợ y tế xã và thôn bản tổ chức buổi họp nhóm nhỏ ở xã để tuyên truyền phòng bệnh và quản lý bệnh nhân glôcôm (mỗi xã 1 lần/ năm x 600.000đ x 600 xã)

1-1-2010

31-12-2013

NGOs, Bv Mắt các tỉnh

360

1.440

5.

Giáo dục sức khoẻ

Giáo dục sức khoẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng vào ngày Glôcôm thế giới, ngày Thị giác thế giới và các dịp khác

1-1-2010

31-12-2013

NGOs, VNIO, BVM tp HCM

50

200

   

Thông tin về bệnh bằng poster, tờ rơI, tờ gập cho 5tỉnh x 20 triệu x 2 lần

1-1-2010

31-12-2013

NGOs, Bv Mắt các tỉnh

100

200

6

Quản lý dự án

10%

     

85

340

 

Tổng cộng kinh phí

Kinh phí năm đầu tiên: chín trăm ba mưới triệu VNĐ và hai trăm bảy mươi nhăm nghìn USD

Kinh phí 4 năm: hai tỷ bảy trăm chín mươi triệu VNĐ và hai trăm bảy mươi nhăm nghìn USD

930 triệu đ

và  275.000 USD

2.790 triệu đ và 275.000 USD

Bảng công việc dựa trên sự phân tích logic kế hoạch mổ quặm mắt hột gây mù ở Việt Nam

Tóm tắt tường thuật

Các chỉ số đánh giá

Bằng chứng

Các giả định quan trọng

Mục tiêu

Giảm tỷ lệ mù do quặm

Giảm tỷ lệ mù do quặm

Đánh giá Quặm

-       Việc giảm tỷ lệ mù do quặm được coi là ưu tiên

Mục đích

Thiết lập hệ thống bền vững nhằm chăm sóc mắt có chất lượng cho người thụ hưởng

- Số phẫu thuật quặm/tỉnh

Hệ thống quản lý thông tin

- Đòi hỏi cao của cộng đồng về PT quặm

- Sự ủng hộ của cộng đồng về loại trừ quặm

Kết quả đầu ra

     

7.        Phẫu thuật 50.000 ca quặm/năm

Số phẫu thuật quặm từng tỉnh ưu tiên những tỉnh có tỉ lệ quặm cao (15 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Thanh Hoá, Ninh Thuận, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, Bà Rịa Vũng Tàu)

Hệ thống quản lý thông tin

- Đòi hỏi cao của cộng đồng về phẫu thuật quặm.

- Sự tham gia tích cực của chính quyền và hệ thống y tế

8.        Tất cả các đơn vị chăm sóc mắt được đào tạo đủ số cán bộ cần thiết

- Số phẫu thuật viên mổ quặm được đào tạo.

- Số YTTB/YTX được đào tạo

- Hệ thống quản lý thông tin

- Đào tạo thêm theo nhu cầu (BVMTW)

9.        Tất cả các đơn vị chăm sóc mắt đã có CB được đào tạo được trang bị máy móc, trang thiết bị hợp lý

- Trang bị thiết bị nhãn khoa cho phẫu thuật quặm

Hệ thống quản lý thông tin

- Việc giảm tỷ lệ mù do quặm được coi là ưu tiên

4. Cấp kinh phí cho 70% số bệnh nhân PT quặm

- Kinh phí cho BN phẫu thuật quặm

Hệ thống quản lý thông tin

- Việc giảm tỷ lệ mù do quặm được coi là ưu tiên

Khung công việc dựa trên sự phân tích logic

 

Hoạt động lớn

Hoạt động nhỏ

Ngày bắt đầu

Ngày kết thúc

Ai chịu trách nhiệm thực hiện

Chi phí/năm

(triệu đồng)

năm đầu tiên

Tổng chi phí /4năm

(triệu đồng)

1

Đào tạo nhân lực

           
   

Đào tạo (đào tạo lại) tại chỗ (phương pháp Cuenot Nataf) cho tổng cộng 120 PTV quặm (BSCK Mắt) (3 triệu/PTV)

1-1-2010

31-12-2013

NGOs, Đơn vị Mắt tỉnh

90.

360

   

Đào tạo 10,000 YTTB/năm (cho 14 tỉnh có quặm)

1-1-2010

31-12-2013

BV Mắt các tỉnh, NGOs

866

3.464

2

Cung cấp đủ trang thiết bị mổ quặm cho các cơ sở CSM

           
   

Đánh giá nhu cầu về  trang thiết bị (lập danh sách) của từng cơ sở mổ quặm (400 ca/1 bộ)

1-1-2010

1-7-2010

Nhóm hành động, Viện CL & CSYT

   
   

Mua trang thiết bị cần thiết (125 bộ)

1-1-2010

1-7-2010

NGOs, chính quyền địa phương

25.000USD

100.000 USD

   

Mua 15 nồi hấp nhanh (1/tỉnh)

1-1-2010

1-7-2010

NGOs, chính quyền địa phương

52.500USD

52.500USD

3

Huy động đủ kinh phícho 70% số

mắt quặm

           
   

Đề nghị BHYT chi trả cho phẫu thuật quặm

1-1-2010

1-7-2010

Bộ Y tế, BHYT

   
   

Đề nghị Nhà nước hỗ trợ 5,000 ca quặm

1-1-2010

31-12-2013

Bộ Y tế

1.250

5000

   

Đề nghị các tổ chức PCP hỗ trợ 30,000 ca quặm, định mức 250.000đ/mắt (bao gồm chi phí sàng lọc và theo dõi)

1-1-2010

31-12-2013

NGOs

7.500

30.000

4

Tăng cường nhận thứccủa cộng đồng

           
   

Tăng cường GDTT trên các phương tiện phát thanh truyền hình cấp TW

1-1-2010

31-12-2013

 

100

400

   

Tăng cường GDTT trên các phương tiện phát thanh truyền hình cấp tỉnh (10 triệu/năm/tỉnh)

1-1-2010

31-12-2013

 

150

600

 

Tổng cộng

Dự toán kinh phí cho năm đầu tiên: chín nghìn chín trăm năm mươI sáu triệu đồng và bảy mươI bảy nghìn năm trăm đô la Mỹ chẵn

Dự toán kinh phí cho kế hoạch 4 năm: ba mưới chín nghìn tám trăm hai mưới tư triệu đồng và một trăm năm mươI hai nghìn năm trăm đôla Mỹ chẵn

Tổng chi năm đầu tiên: 9.956 triệu đồng và 77.500 USD

Tổng chi 4 năm:  39,824 triệu VND và  152.500 USD

 

 

5924 Go top