Bệnh lý thần kinh nhãn khoa trên người già 

Có một vài bệnh lý thần kinh nhãn khoa có khuynh hướng hay xảy ra với người có tuổi: có những ca phục hồi sớm và có những ca mất nhiều thời gian để phục hồi, đôi khi diễn tiến lành tính, có khi là khúc dạo đầu của bệnh lý phức tạp đằng sau. Thời gian xuất hiện bệnh, chẩn đoán, điều trị không chỉ cải thiện thị lực mà còn là chất lượng sống cho người cao tuổi. Mục đích của bài báo này nhằm nêu bật những bệnh lý phổ biến nhất mà bác sĩ chuyên khoa mắt hay gặp hay các bác sĩ chăm sóc mắt ban đầu cần lưu ý để giúp cho điều trị, tham vấn cho họ những bước tiếp theo cần thiết.

 

Do số lượng người già ngày càng tăng cao trong dân số Mỹ nên có sự chuyển dịch thu động về sự quan tâm cũng như lựa chọn đâu là địa chỉ tốt nhân để chăm sóc mắt cho những người già. Bài tổng kết này mô tả những bệnh lý phổ biến nhất ảnh hưởng đến người cao tuổi bao gồm: lão thị, teo não sau, viêm động mạch tế bào khổng lồ, hội chứng mắt sụt lún, liệt vận nhãn trên nhân, thiếu máu thị thần kinh trước không do động mạch.

LÃO THỊ

Điều tiết là khả năng của thể thủy tinh và dây Zin co hẹp lại nhằm tăng năng lực khúc xạ để giữ cho hình ảnh của sự vật luôn tập trung ở võng mạc và ngược lại. Lão thị là sựu suy giảm gia tăng cùng với tuổi tác về năng lực điều tiết, điều này thể hiện rõ sau tuổi 50. Dưới 20 tuổi lực điều tiết là 7-10 D, đến 50 tuổi chỉ còn 0.50D. Biểu hiện lần đầu của lão thị thường ở độ tuổi 42-44, sau đó là giảm biên độ điều tiết đáng kể cho đến độ tuổi 50-55. Điển hình là bệnh nhân nhìn mờ khi nhìn gần, mỏi mắt khi liếc nhìn đau đầu thứ phát sau khó chịu tại mắt. Do vậy cần nhu cầu chiếu sáng cao hơn, cần đưa vật ra xa để nhìn rõ hơn. Để chẩn đoán được năng lực điều tiết suy giảm người ta phải đo thị lực nhìn gần và nhìn xa rồi đưa ra biện pháp can thiệp khúc xạ, phục hồi khả năng nhìn gần cho bệnh nhân. Đo khúc xạ khách quan, soi bóng đồng tử có thể phát hiện thêm viễn thị ẩn, điều này làm thiểu năng điều tiết nặng thêm, bao gồm cả lão thị. Trong khi một số người lão thị do tuổi già thì số còn lại rất khó xác định do nguyên nhân gì. Trong khi một số nguyên nhân không thể biết thì có 2 tình trạng được cho là có thể phát sinh ra lão thị: do nhân mắt và không do nhân mắt. Nhóm do nhân mắt gợi ý rằng lão thị có thể đến từ bệnh lý cấu trúc của nhân mắt( thể thủy tinh), ví dụ do nhân mắt bị xơ hóa, khoảng cách giữa cơ thể mi và xích đạo TTT giảm xuống, giảm tính chun giãn của bao TTT và dây Zin. Nhóm nguyên nhân ngoài nhân giả thiết rằng lão thị  là do cơ thể mi bị mất chức năng, mất tính đàn hồi của vùng Zin phía sau và hắc mạc liền kề, giảm tính vững chắc của dịch kính làm bao T3 mất khả năng điều tiết. Cho dù tuổi tác được nêu ra trước tiên là lý do gây ra lão thị, những yếu tố khác cũng được nhắc tới bao gồm: bệnh hệ thống, thuốc men, chấn thương. Lão thị thường được điều trị bằng kính thuốc, hai tròng hoặc đa tròng để nhìn gần. Tuy nhiên phẫu thuật cũng có thể hữu ích: đặt kính đa tròng nội nhãn, kính trong chiều dầy giác mạc. Các phẫu thuậ này làm trường nhìn sâu hơn nhưng có thể gây giảm độ tương phản hoặc thị lực nhìn xa.

HỘI CHỨNG MẮT SỤT LÚN

Là bệnh lý ngày càng gặp nhiều trên người già, gây lác. Các cơ vận nhãn vốn được bao bọc bởi các mô liên kết có chức năng hỗ trợ cơ vận nhãn như những chiếc ròng rọc. Thoái hóa trên người già làm tổ chức liên kết bị sa xuống và là nguyên nhân gây lác trong, lác đứng, giảm khả năng ngước lên trên và gây lác.

Trên phim MRI có thể nhìn rõ tổ chức liên kết của  cơ trực ngoài, trực trên bị sa xuống. Bệnh nhân không phát hiện ra song thị sẽ không cần điều trị đặc hiệu. Ngược lại bệnh nhân sẽ được trang bị thêm lăng kính để điều trị nhìn đôi. Cũng có thể phẫu thuật sẽ giúp điều trị mắt sụt lún nến bệnh nhân không muốn hoặc không đáp ứng tốt với lăng kính.

ĐỘT QUỊ

Não và mắt cùng được cấp máu chung, do vậy nhìn mờ thoáng qua là dấu hiệu tiềm ẩn của đột quị, và cũng nên được điều trị. Mù thoáng qua có 50% là do thiếu máu động mạch cảnh và 50% trong số đó sẽ diến tiến thành đột quị sau 3 năm. Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng cholesterol máu, nguy cơ với động mạch vành là những yếu tố tổng hòa làm nên đột quị.

Các dấu hiệu thần kinh đến sớm như nhìn mờ một bên do tắc mạch, nhìn mờ 2 mắt kèm bán manh, nhìn mờ hai mắt có song thị đứng hoặc ngang có kèm theo thoáng qua là những dấu hiệu chỉ điểm của đột quị và cần lượng giá đột quị về phương diện thần kinh với chẩn đoán hình ảnh và theo dõi đột quị cũng như quản lý các bệnh toàn thân như là những yếu tố nguy cơ.

 

BỆNH LÝ THỊ THẦN KINH KHÔNG DO THIẾU MÁU ĐỘNG MẠCH

NAION là bệnh lý thị thần kinh cấp tính trên bệnh nhân 50 tuổi thường gặp nhất. Điển hình là bệnh nhân bị giảm hoặc mất thị lực cấp tính, một bên, đặc trưng là mất một phần thị trường phía dưới. Bệnh nhân có giảm thị lực, khuyết thị trường, tổn hại phản xạ đồng tử hướng tâm( RAPD) có sưng phồng đĩa thị khi khám đáy mắt.

NAION điển hình có đi kèm với các bệnh lý nguy cơ của hệ mạch máu nhưng các yếu tố liên quan đến ngừng thở khi ngủ cũng được nhắc đến, tiền sử dùng  interferon alpha, thuốc ức chế phosphodiesterase và drusen gai thị. Cơ chế sinh bệnh học được đưa ra là NAION do suy giảm tuần hòa của động mạch mi ngắn sau. Không có thuốc điều trị nó. Thuốc chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu, steroid được coi là có vai trò nào đó nhưng chưa được chứng minh. Cấn kiểm soát tốt các nguy cơ như đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu bằng dùng aspirine và tập luyện, thay đổi chế độ ăn là những lời khuyên cần thiết đối với bệnh nhân để giảm biến chứng cho mắt. Thị lực sẽ không thay đổi từ tháng thứ 2 sau khi NAION khởi phát. Đã và đang có những điều trị thử nghiệm cho bệnh lý này, cả với thể cấp và mạn tính, sự lựa chọn nào cũng nên được bàn thảo với bệnh nhân. Tiên lượng thị lực thường tốt hơn trên người trẻ.

 

Bs Hoàng Cương dịch

Theo Subhan Tabba , Yi-Hsien Yeh , Ashwini Kini , Bayan Al Othman , Andrew G Lee

US Ophthalmic Review. 2020;13(1)

2801 Go top