Bệnh Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch - thêm những hiểu biết mới 

Bệnh Hắc võng mạc trung tâm thanh dịch có tên tiếng Anh là Central Serous Chorioretinopathy(CSC) được đặt tên từ năm 1971, nhưng trước đó vào năm 1866 Von Greaf đã mô tả những trường hợp đầu tiên.

Cho dù được gọi là lành tính nhưng những phiền toái nó gây ra cho bệnh nhân là đáng kể. Một số trường hợp mạn tính, tái phát nhiều lần gây giảm hoặc mất thị lực tiệm tiến, chất lượng thị giác suy giảm. Bệnh nhân phần lớn là nam giới, tuổi trung niên, đang gánh vác cả trọng trách trong xã hội và gia đình…đang cần chất lượng thị giác ở mức tinh xảo. Ở nhiều bệnh nhân thị lực giảm sút nhiều, có biến hình, rối loạn sắc giác. Do vậy CSC gây hại cho con người không hề nhỏ nhưng các thuyết bệnh sinh, cách điều trị vẫn vẫn còn rất rối ren. Cách tiếp cận căn bệnh này đã thay đổi nhiều, theo đó bệnh lý nhu mô hắc mạc sẽ bao gồm: bệnh hắc mạc trung tâm thanh dịch(CSC), bệnh polip mạch hắc mạc( PCV), bệnh biểu mô sắc tố hắc mạc( PPE). Tất cả các bệnh lý trên đều dẫn đến thay đổi độ dày của hắc mạc.

CSC thường xảy ra ở nam giới tuổi trung niên, xuất hiện bệnh với những triệu chứng khá điển hình: có vùng đen trước mắt( ám điểm trung tâm tương đối), nhìn hình biến dạng, thấy vật bị thu nhỏ. Khám lâm sàng khi soi đáy mắt người ta thấy có bong  thanh dịch võng mạc, bong biểu mô sắc tố ở võng mạc hậu cực, nứt vỡ hàng rào biểu mô sắc tố.

Cơ chế bệnh sinh: gia tăng tính thấm, tăng áp lực thủy tĩnh tại hắc mạc, thiếu máu dạng thùy. Biến đổi của biểu mô sắc tố( RPE) là thứ phát, đầu tiên không có triệu chứng sau đó mới biểu hiện bằng dịch đọng ở dưới võng mạc sát với hắc mạc.  Thuyết hormone được bàn luận gần đây nhiều, do tăng cortizol nội sinh hoặc dùng quá nhiều cortizol ngoại sinh.  Khi đó có biến đổi về đông máu, tổn hại màng Bruch, nứt vỡ hàng rào RPE ảnh hưởng đến vận chuyển nước và ion qua nó. Sau này thuyết  liên quan đến H.pyloric là do vi khuẩn này gây rối loạn hệ đông máu. Người ta cũng để ý đến tính di truyền của bệnh hay rối loạn miễn dịch, nhưng không có bằng chứng rõ ràng, VGEF và interleukine IL6-8 đều không tăng trong CSC.

Nhờ có OCT và chụp mạch người ta thấy nhiều biểu hiện bất thường của hắc mạc và RPE: hắc mạc dày lên, lớp hạt ngoài bị  mỏng đi, có hiện tượng tự tăng huỳnh quang ở vùng bong thanh dịch, số lượng tế bào nón có thể giảm.

Quan điểm điều trị CSC cấp vẫn không thay đổi: quan sát, theo dõi từ 1-4 tháng chờ bệnh tự thoái triển. Trong khi đó các biện pháp kiêng cữ, bảo vệ cần được tăng cường:

-giảm hoặc dừng cortizol ở mọi dạng thức: thuốc tra nhỏ, khí dung, cream bôi, uống, tiêm…

- tránh các thuốc kích thích: sildenafil, ectasy

- việc điều trị H pyloric không làm bệnh mau khỏi như người ta mong đợi

- các thuốc kháng glucocorticoide không có kết quả như việc dùng Ketocornazol chẳng hạn

- các thuốc chẹn beta giao cảm không có tác dụng trên CSC

- các thuốc chống VGEF không có tác dụng trong thực tế điều trị

- thuốc lợi tiểu là Acetazolamide tác dụng tốt cho CSC cấp.

- thuốc lợi tiểu dòng chống hấp thu muối khoáng ở ống thận như spirolondactone qua nghiên cứu so sánh thấy làm tiêu bong thanh dịch và phục hồi thị lực nhanh hơn lô chứng. Liều khuyến cáo là 25mg hàng ngày trong 12 tuần.

- Epleronone được dùng cho CSC mạn tính: cải thiện dịch bong và thị lực nhanh hơn nhóm chứng, giảm được chiểu dày võng mạc. Thời gian dùng thuốc khác nhau tùy nhóm nghiên cứu: có nhóm dùng 25mg trong 1 tuần rồi tăng lên 50 mg trong 3 tháng

Bệnh lý tân mạch hắc mạc(Pachychoroid  Neovasculopathy) được coi là biến chứng muộn của CSC mạn tính. Nhờ có kỹ thuật chụp ICG và OCT người ta phát hiện được tân mạch type1 dưới biểu mô sắc tố, có kèm bong thanh dịch hoặc không, biểu hiện bằng các vùng tối lõm xuống của biểu mô sắc tố( RPE). Khi ở giai đoạn này thì có 2 vũ khí mới được đưa ra là laser Argon kinh điển giảm liều hoặc laser vi xung.  Một nghiên cứu do Quantel Medical tài trợ cho thấy ưu điểm của laser cận giới hạn ( Subliminal Laser Therapy), dùng xung ngắn có bước sóng mức micro giây có kết quả khả quan đối với CSC mạn tính( CSCC).

Bs Hoàng Cương

17385 Go top