Thiếu nước mắt trong Khô mắt: tất cả là sự ổn định của phim nước mắt 

Stephen C. Pflugfelder đã phát biểu tại Hội thảo Ophthalmology Mythbreakers bên lề AAO meeting 2024 tại Chicago, Hoa Kỳ, hướng tới những quan niệm sai lầm trong nhãn khoa, những bí ẩn về giác mạc: khô mắt là do thiếu nước mắt. Ông cho biết bệnh khô mắt (DED) không phải do thiếu nước mắt mà là "tình trạng đa yếu tố đặc trưng bởi màng nước mắt không ổn định liên tục và/hoặc màng nước mắt bị thiếu hụt".

DED gây khó chịu và/hoặc suy giảm thị lực với các mức độ khác nhau của tổn hại biểu mô bề mặt nhãn cầu, tình trạng viêm và những bất thường về thần kinh cảm giác. Tiến sĩ Pflugfelder công bố nhiều bằng chứng cho thấy DED là một căn bệnh không thuần nhất bao gồm hai loại đủ nước và thiếu nước kèm theo tình trạng mất ổn định của nước mắt, phổ biến ở cả hai loại.

Sự mất ổn định của nước mắt là điểm phổ biến trong tất cả các bệnh về khô mắt
Sự mất ổn định của nước mắt dẫn đến sự phá vỡ lớp màng nước mắt trước khi chớp mắt, làm gián đoạn tạo hình ảnh thị giác và còn gây kích ứng. Sa kết mạc, hở mi và loạn năng tuyến Mobeimius có thể gây ra sự mất ổn định của phim nước mắt mặc dù có đủ lượng nước mắt. Hội chứng Sjogren và Pemphigoid niêm mạc là những ví dụ về sự mất ổn định của nước mắt liên quan đến việc sản xuất và lượng nước mắt thiếu hụt. DED đủ nước và thiếu nước mắt có các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau. Ví dụ: các triệu chứng phổ biến hơn vào buổi sáng ở những bệnh nhân bị mất ổn định nước mắt cho dù đủ nước mắt nhưng lại phổ biến sau buổi trưa ở những bệnh nhân bị loại thiếu nước mắt, Tiến sĩ Pflugfelder lưu ý.

Bệnh khô mắt đủ nước (Aqueous-Sufficient Disease)
Loạn năng tuyến Mobeimius(MGD) và sa kết mạc(CCh) là những tác nhân phổ biến nhất gây ra DED đủ nước. Loạn năng tuyến Mobeimius có lẽ là căn nguyên phổ biến nhất, Tiến sĩ Pflugfelder cho biết. Hai tình trạng trên thường cùng tồn tại và có thể là do sự dịch chuyển về phía trước của bờ nối niêm mạc- da phủ lên các lỗ tuyến Meibomius .

Sa kết mạc( CCh) là nguyên nhân chính gây mất ổn định nước mắt liên quan đến tuổi tác và gây kích ứng cho giác mạc. CCh đáp ứng kém với liệu pháp điều trị khô mắt thông thường và thường bị bỏ qua chẩn đoán. Trong rối loạn này, kết mạc thừa làm gián đoạn liềm nước mắt, thay đổi sự bao phủ của phim nước mắt và làm chậm quá trình thanh thải nước mắt cũng như các chất trung gian gây viêm. Tình trạng bờ mi được cải thiện khi điều trị CCh, từ các biện pháp bảo tồn đến phẫu thuật.

Khi có MGD, các bộc lộ trên bề mặt nhãn cầu và nước mắt bao gồm thời gian phân hủy nước mắt (BUT) không xâm lấn, fluorescein giác mạc dương tính ở phần dưới và tăng nồng độ lưới metalloproteinase 9 trong nước mắt. Tất cả thường xảy ra trong bối cảnh sản xuất và thể tích nước mắt ở ngưỡng bình thường. Các dấu hiệu mi mắt bao gồm bờ mi dày lên, tiết dịch tuyến sụn mi màu đục, loạn sản lỗ tuyến sụn mi, lỗ có nắp và giãn mạch. MGD có tỷ lệ mắc bệnh ước tính là 21%

Bệnh khô mắt có thiếu nước(Aqueous-Deficient Disease)
Bệnh DED thiếu nước gây ra các dấu hiệu nghiêm trọng hơn ở giác mạc và kết mạc. Bao gồm thang điểm nhuộm màu cao hơn, viêm giác mạc dạng sợi và loạn sản vảy kết mạc đi kèm với mất tế bào hình đài tiết nhầy. Ở hội chứng Sjogren có thể mất phản xạ chảy nước mắt sớm và nguy cơ mất thị lực cao hơn. Bệnh DED thiếu nước nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến loét giác mạc và mất thị lực.

Phân loại bệnh khô mắt
Tiến sĩ Pflugfelder tiếp tục thảo luận về xét nghiệm có thể giúp phân biệt bệnh khô mắt do thiếu nước và không do thiếu nước(đủ nước). Chiều cao liềm phim nước mắt đo bằng OCT gần bình thường trong MGD và thấp đối với tình trạng khô mắt thiếu nước trong hội chứng Sjogren và không do Sjogren.

Nhuộm xanh Lissamine cho thấy các tế bào bị hư hại hoặc cạn kiệt glycocalyx và có tương quan với tình trạng mất tế bào hình đài, tình trạng này nghiêm trọng hơn trong khô mắt có thiếu nước.

Kathleen Erickson, MLIS

Bác sĩ Hoàng Cương dịch

 

83 Go top