Sợ sáng: Cái nhìn xuyên suốt từ nguyên nhân đến giải pháp 

Co quắp mi lành tính (BEB) là những rối loạn vện động đặc trưng bởi những co thắt không chủ ý của cơ vòng mi. Hơn 50.000 người, phần lớn hơn 50 tuổi và là nữ giới được cho là bị BEB tại Mỹ, hàng năng có thêm khoảng 1500-2000 trường hợp mới mắc.

Rối loạn thể chất và mắt cân bằng trong giao tiếp xã hội, ảnh hưởng đến chức năng thị giác, giảm chất lượng cuộc sống và các hoạt động hàng ngày như: lái xe, đọc sách, mua sắm. Một vài trường hợp nặng bệnh nhân còn được coi là dạng mù lòa.

Hầu hết các bệnh nhân có BEB đều ghi nhận có sợ sáng. Đáp ứng không tương xứng và bất thường với nhận cảm ánh sáng. Cảm giác đau đớn và không thoải mái của hiện tượng sợ sáng gây cho bệnh nhân ý muốn lẩn tránh môi trường chiếu sáng và ánh sáng mạnh.

Các nghiên cứu trước kia chỉ ra rằng BEB phối hợp với hiện tượng quá mẫn với ánh sáng gây ra hiện tượng đồng cảm như đau đớn, củng cố giả thiết BEB là một bệnh lý thần kinh.

Vì những hạn chế trong hiểu biết sinh lý bệnh của cả BEB và hiện tượng sợ sáng, điều trị ban đầu chỉ chú trọng vào điều trị triệu chứng. Một trong những lựa chọn là đeo kính màu. Trên bệnh nhân có BEB người ta ghi nhận kết quả của đeo kính FL 41, đeo kính màu hồng và thấy chúng có thể ngăn chặn được ánh sáng nhìn thấy thuộc phổ màu xanh đến xanh lá cây cho tới phổ cuối, chùm lên các phổ ánh sáng khác nữa.

Sợ sáng là vấn đề phiền toái với nhiều bệnh nhân nhưng các các bác sĩ thì lại lảng tránh nó. Sợ sáng là những khó chịu với ánh sáng được nêu ra từ những năm 30 của thế kỷ trước nhưng việc truy tìm nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề vẫn còn đó cho đến ngày nay. Các nghiên cứu viên của đại học Utah đã cố gắng làm việc để giải mã vấn đề này và đi sâu vào các vấn đề thường gây hiểu nhầm. Quá mẫn cảm với ánh sáng là một vấn để chung cho các bác sĩ nội khoa và nhãn khoa nhưng cả hai đều chưa phải biết làm gì với nó. Đó là nhận xét của Gs. Kathleen B. Digre thuộc bộ môn Mắt-Thần kinh đại học Utah, đóng tại Salt Lake City, Hoa Kỳ. Họ cần biết đâu thực sự là biểu hiện của căn bệnh này và đây không phải là tưởng tượng hay ảo giác của ai đó. Gs. Digre ghi nhận thấy trong y văn rất nhiều bệnh lý tâm thần bệnh nhân than phiền về sợ sáng và người ta cho rằng sợ sáng thường không phải là biểu hiện thực sự của bất kỳ bệnh lý gì. Một cộng tác viên khác, Bs. Bradley J.Katz bổ sung thêm: sợ sáng không phải là vấn để tâm thần. Nó là vấn đề thần kinh và thể chất, cần giải quyết nó cẩn trọng.

Vì sợ sáng là một biểu hiện bệnh, nó là chìa khóa để ta xác định vấn để ẩn chứa đằng sau và điều trị nó. Các nguyên nhân tiềm tàng khá dài và thuộc cả chuyển khoa mắt cũng như ngoài chuyên khoa. Viêm mống mắt, viêm màng bồ đào, tất cả các bệnh lý giác mạc đều gây ra triệu chứng sợ sáng. Quá mẫn cảm với ánh sáng là phàn nàn chung của bệnh nhân khô mắt và hội chứng Migrain.

Liên quan đến hội chứng Migrain: có khoảng 80% bệnh nhân bị Migrain có biểu hiện sợ sáng. Đây là một trong các tiêu chí để chẩn đoán và tiên lượng bệnh, đau đầu sẽ tồi tệ hơn trong 98% các cơn. Người bị Migrain mẫn cảm ánh sáng giữa các cơn hơn những người khác. Thêm nữa, người bị Migrain mạn tính sẽ mẫn cảm ánh sáng hơn những người bị Migrain không thường xuyên. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người bị Migrain có ngưỡng dung nạp tiếng ồn thấp và khả năng chịu say xe kém hơn người bình thường.

Cho dù sợ sáng không phải là bệnh tâm thần, những người bị hội chứng sợ đám đông, trầm cảm, bệnh lưỡng cực và bệnh theo mùa thường mẫn cảm với ánh sáng hơn những người không bị những bệnh này. Trên thực tế Bs. Digre cho biết một số người có thể mô tả họ bị trầm cảm ra sao với chứng mẫn cảm ánh sáng

Liên quan đến co quắp mi: Sợ sáng liên quan đến co quắp mi. Theo một điều tra, 4/5 số bệnh nhân co quắp mi sợ ánh sáng mạnh, sợ xem TV, lái xe, đọc sách và stress. Đó là những yếu tố làm bệnh của họ nặng thêm. Trong nghiên cứu loạt nghiên cứu của Hội Thần kinh Bắc Mỹ (NANOS) kéo dài hơn 3 năm tại Đại học Utah, các nghiên cứu viên đã tìm ra mối liên quan giữa co quắp mi và sợ sáng. Một nghiên cứu tìm ra ngưỡng cảm nhận ánh sáng của 30 người bị co quắp mi, 30 người bị Migrain và 30 người bình thường. Dùng một biến trở để đo cường độ ánh sáng, người tham gia nghiên cứu được chiếu sáng ngưỡng 50 lux và tăng dần cường độ sau mỗi 2 giây. Những người tình nguyện được hướng dẫn để bắt đầu chiếu sáng và ra tín hiệu cho đến khi không thể chịu được chiếu sáng. Các nghiên cứu viên thấy rằng người tham gia có co quắp mi có ngưỡng chịu đựng ánh sáng giống như nhóm bị Migrain và bệnh nhân ở cả hai nhóm này có nhạy cảm ánh sáng hơn nhóm chứng.

Bs. Kartz, trợ lý giáo sư nhãn khoa và thần kinh của Đại học Utah nói rằng: nhóm của ông cũng theo dõi các bệnh nhân có co quắp mi lành tính về ngưỡng nhận cảm ánh sáng của họ và thấy rằng 94% bệnh nhân có quắp mi lành tính ghi nhận ngưỡng cảm nhận ánh sáng của họ ở mức độ nào đó, ngưỡng ánh sáng đó làm co quắp mi của họ tồi tệ hơn và đôi khi gây co quắp dây thần kinh số V. Họ cũng thông báo rằng nhiều hoạt động hàng ngày như đi dạo, lái xe, đọc sách, xem TV, mua sắm bị tác động nhiễu loạn bởi việc cảm nhận bất thường với ánh sáng.

Chùm nguyên nhân: cơ chế tại sao một vài người nếm trải cảm giác đau đớn khi bị chiếu sáng còn chưa được hiểu biết tường tận nhưng các nhà thần kinh nhãn khoa đang gỡ rối một vài bí mật.

Trong cuộc họp hàng năm 2005 của NANOS, Bs. Digre đã nêu lên một vài hiểu biết về sinh lý bệnh của hiện tượng sợ sáng. Thêm nữa khi nó phối hợp với đau nửa đầu và co quắp mi, có một vài phát kiến về ánh sáng và sợ sáng:

  • Ngưỡng mẫn cảm với ánh sáng rất khác nhau giữa người này với người khác.
  • Ngưỡng nhận cảm ánh sáng có thể tùy chỉnh theo mùa, ngưỡng thấp cảm giác không thoải mái trong những tháng mùa đông hơn là trong những tháng hè.
  • Tổng lượng ánh sáng sẽ ảnh hưởng tới ngưỡng chịu đựng. Ví dụ với thị lực hai mắt nhìn vào kích thích sáng khi có hợp thị sẽ có ngưỡng khó chịu thấp hơn so với nhìn một mắt.
  • Dung nạp võng mạc (dung nạp bóng tối, ví dụ) xác định khả năng nhận cảm ánh sáng mạnh.
  • Sự khác nhau về bước sóng ảnh hưởng đến ngưỡng khó chịu cá nhân. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng người đau nửa đầu sẽ khó chịu hơn với bước sóng của ánh sáng xanh hoặc đỏ.
  • Ánh sáng nhấp nháy là nguyên nhân gây khó chịu cho nhiều người bị Migrain. Kích thích quang từ 2-8 chu kỳ/giây được chứng minh là nguyên nhân lớn nhất gây ra Migrain và cơn động kinh do ánh sáng.
  • Một vài loại ánh sáng kết hợp, đặc biệt là các sọc sáng cũng là nguyên nhân gây khó chịu cho người Migrain và động kinh do ánh sáng.
  • Người bị Migrain có biểu hiện tình trạng quá khích của vỏ não thùy chẩm, làm tăng mẫn cảm với kích thích sáng, âm thanh, mùi và xúc giác.
  • Ngưỡng nhận cảm ánh sáng của từng người khác nhau do sắc tố ở võng mạc khác nhau. Nhưng người bị co quắp mi hay Migrain, lấy ví dụ, có lượng Carotenoid luteine và Zeaxanthine vùng hoàng điểm cao hơn, có lẽ như là một cơ chế bảo vệ.

Có lẽ không phải là vấn đề của mắt?

Nguồn cơn do đâu ánh sáng lại gây đau? Giả thuyết nghiêng về có một chỗ nối giữa dây thần kinh sinh ba và võng mạc. Chắc chắn là hệ thần kinh sinh ba như là một cơ quan cảm thụ của hốc mắt, mắt, đầu và màng não. Nhánh 1 của dây V chắc chắn là có liên quan đến ngưỡng nhận cảm ánh sáng. Bs. Digre đã chỉ ra thị giác không chỉ yêu cầu nhận cảm ánh sáng mà còn kích thích dây thần kinh sinh ba theo những cách khác. Một vài người bị bệnh võng mạc sắc tố, gần như mù những họ lại rất mẫn càm với ánh sáng. Chúng ta cần khẩn trương nghiên cứu để hiểu ra điều này. Bs. Evinger làm nghiên cứu trên chuột cho thấy cắt đứt dây thần kinh này không loại trừ được phản xạ nhắm mắt do ánh sáng thế nhưng cắt dây thần kinh sinh ba lại loại trừ được phản xạ nháy mắt tự nhiên do chiếu sáng. Đó là bằng chứng chỉ ra hệ thống dây sinh ba, không phải là hệ thống thị giác, chịu trách nhiệm về cảm giác sợ sáng.

Bs. Hoàng Cương.

Theo Marianne Doran, Contributing Writer/Eyenet/2005.

1783 Go top