Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu, các can thiệp về bệnh mắt hột cần lồng ghép vào các kế hoạch quốc gia và hệ thống chăm sóc sức khỏe cần trang bị đủ mạnh để có hệ thống chăm sóc mắt ưu việt trên bao phủ toàn bộ quốc gia, cho cả người yếu thế hay khó vươn tới các dịch vụ chăm sóc mắt.
Ngày 18/2/1999 Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) và Chương trình phòng chống mù lòa quốc tế (IAPB) đã phát động chương trình VISION 2020. Ở Việt nam có tên là Tầm nhìn 2020 :The Right to Sight( Quyền được nhìn). Đây là sáng kiến toàn cầu để loại trừ các nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng tránh được. Mục đích của VISION 2020 là gây dựng được hệ thống chăm sóc mắt bền vững và linh hoạt bằng cách tập hợp được tất cả các dịch vụ chăm sóc hiện hành và đảm bảo các chăm sóc mắt mang tính toàn cầu có chất lượng cao. VISION 2020 có mục tiêu chính:
- Kiểm soát được các bệnh tật ảnh hưởng tới mắt
- Phát triển được nguồn nhân lực chăm sóc mắt
- Chuẩn bị các kỹ thuật thích hợp và hạ tầng đầy đủ
Bệnh mắt hột, bệnh lý viêm nhiễm hàng đầu gây mù lòa trên thế giới là một trong các mục tiêu cần thanh toán của chương trình này. Đã có những bước tiến không thể phủ nhận về việc thanh toán mắt hột kể từ khi chương trình được khởi động.Tháng 6/2019 WHO công bố nguy cơ mắc mắt hột đã giảm được 91 %, từ 1.5 tỷ người năm 2002 nay chỉ còn 142 triệu tại thời điểm công bố. Cũng trong thời gian đó số người cần mổ vì quặm do mắt hột- giai đoạn muộn của mắt hột giảm từ 7,6 triệu xuống 2,5 triệu, giảm đi 68%. Có 9 quốc gia còn mắt hột địa phương đã đạt được tiêu chí loại trừ bệnh mắt hột,
Hướng tới VISION 2020, gần đến thời điểm kết thúc, các nhiệm vụ và mục tiêu cần làm là:
1. Tăng cường hỗ trợ để có được hệ thống chăm sóc mắt năng động và bền vững
VISION 2020 đã cung cấp nhiều sáng kiến để đương đầu với các bệnh gây mù lòa có thể phòng tránh. Từ 4 giải pháp toàn cầu được chấp nhận năm 2003 đến nay đã thành 66 giải pháp toàn cầu trong kế hoạch toàn cầu 2014-2019, sau này được tăng cường thêm giải pháp toàn cầu ( WHA) 51:11 nhằm loại trừ mắt hột. Nhóm giải pháp này được Liên hợp quốc ( UN) hỗ trợ để giải quyết như các mục tiêu toàn cầu, bao gồm cả các nước đã có dịch vụ chăm sóc mắt bậc cao.
2. Những kết quả rõ ràng của các nỗ lực loại trừ bệnh tật
Các cam kết quốc tế và tăng cường đầu tư đã dẫn tới cuộc điều tra các bệnh nhiễm trùng lớn chưa từng thấy- Dự án thiết lập bản đồ bệnh mắt hột toàn cầu( GTMP). Từ năm 2012 đến 2016 GTMP đã sàng lọc được 2.6 tr người mắc mắt hột từ 29 nước, xác định những địa dư nào cần can thiệp qui mô lớn. Từ năm 2016 Tripical Data đã trợ giúp bộ y tế nhiều nước làm điều tra tổng thể, lên kế hoach và ứng dụng kiểm soát đầu ra. Dữ liệu thu được bởi GTMP và Tropical Data đã được chuyển thành các nguồn lực can thiệp trên qui mô lớn do WHO tiến hành với tổ hợp biện pháp SAFE( viết tắt theo tiếng Anh của: phẫu thuật, kháng sinh, rửa mặt và cải thiện môi trường), đã cung cấp 566 triệu liều kháng sinh và gần 1.5 triệu lần mổ quặm bắt đầu từ năm 2011.
3.Cải thiện nguồn nhân lực, hạ tầng và kỹ thuật cho chăm sóc mắt
Trong những năm gần đây, chương trình đã tích hợp các chiến lược nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực ngay cả ở những nước nghèo nhân lực. Ở Kenya, Tanzania, Chad các chương trình quốc tế bồi dưỡng kiến thức nhãn khoa cho y tá, nhân viên phòng khám nhằm tiến hành và kiểm soát kết quả mổ quặm. Tại Ethiopia, nơi gánh khoảng 44% bệnh nhân mắt hột của thế giới, các chương trình quốc tế đã tập huấn cho nhân viên y tế để có thể chăm sóc mắt bao gồm mổ quặm, tăng khả năng bao phủ của dịch vụ. Thêm nữa, những phát kiến mới như phần mềm theo dõi mổ quặm, chương trình trợ giúp quốc gia theo dõi số lượng phẫu thuật của mỗi phẫu thuật viên…Có như vậy người giám sát có thể theo dõi sát và tăng cường đào tạo nếu thấy cần thiết.
Theo BMC vision
Bs Hoàng Cương